Báo hiệu hàng hải là thiết bị hoặc công trình, tàu thuyền được thiết lập và vận hành trên mặt nước hoặc trên đất liền để chỉ dẫn cho người đi biển và tổ chức, cá nhân liên quan định hướng, xác định vị trí của tàu thuyền. Báo hiệu được quy định theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 20:2015/BGTVT. Hãy cùng Đất Hợp tìm hiểu chi tiết hơn về quy định của báo hiệu hàng hải qua bài viết dưới đây.

Phân loại báo hiệu hàng hải

Báo hiệu hàng hải bao gồm 03 loại chính:

– Báo hiệu hiệu thị giác:

Cung cấp thông tin báo hiệu hằng hình ảnh vào ban ngày và báo hiệu bằng ánh sáng vào ban đêm. Bao gồm các loại:

  • Đèn biển.
  • Đăng tiêu.
  • Chập tiêu.
  • Báo hiệu dẫn luồng: Báo hiệu hai bên luồng, báo hiệu hướng luồng chính.
  • Báo hiệu phương vị.
  • Báo hiệu chướng ngại vật biệt lập.
  • Báo hiệu vùng nước an toàn.
  • Báo hiệu chuyên dùng.
  • Báo hiệu chướng ngại vật nguy hiểm mới phát hiện…

– Báo hiệu vô tuyến điện:

Cung các thông tin báo hiệu bằng tín hiệu vô tuyến điện. Bao gồm: Báo hiệu tiêu Radar, báo hiện hàng hải AIS…

– Báo hiệu âm thanh:

Cung cấp thông tin báo hiệu bằng âm thanh. Bao gồm: Còi báo hiệu…

Quy định kỹ thuật của báo hiệu hàng hải theo QCVN 20:2015/BGTVT

I. Báo hiệu thị giác:

1. Đèn biển:

Yêu cầu kỹ thuật:

STT Hạng mục Cấp I Cấp II Cấp III
Kích thước tối thiểu của tháp đèn (đơn vị tính: mét)
1 Chiều cao tính từ mực nước biển trung bình đến tâm sáng của đèn 58.0 26.5 7.5
2 Chiều rộng 4.3 3.2 2.2
3 Chiều cao công trình xây dựng 8.6 3.4 4.4
Tầm hiệu lực của thiết bị chiếu sáng (đơn vị tính: hải lý)
1 Thiết bị đèn chính 20-25 15-20 10-15
2 Thiết bị đèn dự phòng 12-25 10-20 8-15

2. Đăng tiêu:

  • Kích thước: Phụ thuộc vào từng điều kiện, hoàn cảnh cục thể nhưng phải đảm bảo nhận biết dễ dàng trong phạm vi hiệu lực của đăng tiêu
  • Đặc tính ánh sáng ban đêm: Ánh sáng sử dụng cho đăng tiêu tùy thuộc vào vị trí đăng tiêu.

Báo hiệu hàng hải bằng đăng tiêu.

Hình 1. Báo hiệu hàng hải bằng đăng tiêu.

3. Chập tiêu:

Chập tiêu được bố trí theo trục luồng hàng hải. Đoạn luồng bố trí chập tiêu phải bảo đảm ổn định, không bị thay đổi hướng dưới tác dụng của các điều kiện khí tượng thủy văn.

Đặc tính ánh sáng ban đêm: Ánh sáng sử dụng cho chập tiêu là ánh sáng trắng và chớp đồng bộ.

4. Báo hiệu dẫn luồng:

Loại báo hiệu Đặc điểm Minh họa
Báo hiệu phía phải luồng – Vị trí: Đặt tại phía phải luồng.
– Hình dạng: Hình nón, hình tháp hoặc hình cột.
– Màu sắc: Màu xanh lục.
– Dấu hiệu đỉnh: Một hình nón màu xanh lục, đỉnh hướng lên trên.
– Số hiệu: Là các số lẻ (1-3-5…) màu trắng, số thứ tự tăng dần theo hướng luồng.
– Đặc tính ánh sáng khi được lắp đèn: Ánh sáng xanh lục, chớp đơn chu kỳ 2,5 giây hoặc 3,0 giây, 4,0 giây.
Báo hiệu phía phải luồng

Báo hiệu phía phải luồng

Báo hiệu phía trái luồng – Vị trí: Đặt tại phía trái luồng;
– Hình dạng: Hình trụ, hình tháp hoặc hình cột;
– Màu sắc: Màu đỏ;
– Dấu hiệu đỉnh: Một hình trụ màu đỏ;
– Số hiệu: Là các số chẵn (2-4-6…) màu trắng, số thứ tự tăng dần theo hướng luồng;
– Đặc tính ánh sáng khi được lắp đèn: Ánh sáng đỏ, chớp đơn, chu kỳ 2,5 giây hoặc 3,0 giây, 4,0 giây.
Báo hiệu phía trái luồng

Báo hiệu phía trái luồng

Báo hiệu hướng luồng chính Báo hiệu hướng luồng chính chuyển sang phải
– Vị trí: Đặt tại phía trái luồng;
– Hình dạng: Hình trụ, hình tháp hoặc hình cột;
– Màu sắc: Màu đỏ với một dải màu xanh lục nằm ngang ở giữa có chiều cao bằng 1/3 chiều cao phần nổi của báo hiệu;
– Dấu hiệu đỉnh: Một hình trụ màu đỏ;
– Số hiệu: Là các số chẵn (2-4-6…) màu trắng, số thứ tự tăng dần theo hướng luồng;
– Đặc tính ánh sáng khi được lắp đèn: Ánh sáng đỏ, chớp nhóm 2+1, chu kỳ 5,0 giây hoặc 6,0 giây, 10,0 giây, 12,0 giây.
Báo hiệu hướng luồng chính chuyển sang phải
Báo hiệu hướng luồng chính chuyển sang trái
– Vị trí: Đặt tại phía phải luồng;
– Hình dạng: Hình nón, hình tháp hoặc hình cột;
– Màu sắc: Màu xanh lục với một dải màu đỏ nằm ngang ở giữa có chiều cao bằng 1/3 chiều cao phần nổi của báo hiệu;
– Dấu hiệu đỉnh: Một hình nón màu xanh lục, đỉnh hướng lên trên;
– Số hiệu: Là các số lẻ (1-3-5…) màu trắng, số thứ tự tăng dần theo hướng luồng;
– Đặc tính ánh sáng khi được lắp đèn: Ánh sáng xanh lục, chớp nhóm 2+1, chu kỳ 5,0 giây hoặc 6,0 giây, 10,0 giây, 12,0 giây.
Báo hiệu hướng luồng chính chuyển sang trái

Báo hiệu hướng luồng chính chuyển sang trái

Các thông số kỹ thuật của báo hiệu dẫn luồng:

  • Kích thước: Phải đảm bảo cho người quan sát nhận biết được báo hiệu từ khoảng cách thiết kế.
  • Kích thước của biển báo lắp trên báo hiệu: Phải được xác định tương ứng với khoảng cách quan sát hữu dụng tối đa với các điều kiện tầm nhìn tối thiểu. Biển báo ban ngày sử dụng trên các tiêu có hình chữ nhật dựng đứng với tỷ lệ là 2:1, còn đối với phao báo hiệu thì căn cứ vào tầm hiệu lực yêu cầu và hình dạng phao để thiết kế cho phù hợp.

Màu thân báo hiệu:

  • Màu thông thường sử dụng cho báo hiệu hàng hải là các màu đỏ, vàng, xanh lục, trắng và đen. Các màu này phải phù hợp với tiêu chuẩn màu của Ủy ban chiếu sáng quốc tế (CIE), đồng thời phải phù hợp với giới hạn màu được quy định trong Phụ lục 2.
  • Màu huỳnh quang sử dụng trong báo hiệu hàng hải là các màu đỏ, vàng và xanh lục. Màu huỳnh quang được sử dụng trong trường hợp đặc biệt, yêu cầu khả năng nhận biết cao. Giới hạn màu của chúng được quy định trong Phụ lục 3.

5. Báo hiệu phương vị:

Loại báo hiệu Đặc điểm Minh họa
Báo hiệu an toàn phía Bắc – Vị trí: Đặt tại phía Bắc khu vực cần khống chế;
– Hình dạng: Hình tháp hoặc hình cột;
– Màu sắc: Nửa phía trên màu đen, nửa phía dưới màu vàng;
– Dấu hiệu đỉnh: Hai hình nón màu đen đặt liên tiếp nhau theo chiều thẳng đứng, đỉnh nón hướng lên trên;
– Số hiệu: Lựa chọn theo đặc điểm khu vực hoặc chữ “N” màu trắng trên nền đen;
– Đặc tính ánh sáng khi được lắp đèn: Ánh sáng trắng, chớp đơn rất nhanh chu kỳ 0,5 giây hoặc chớp đơn nhanh chu kỳ 1,0 giây.
Báo hiệu an toàn phía Bắc

Báo hiệu an toàn phía Bắc

Báo hiệu an toàn phía Đông – Vị trí: Đặt tại phía Đông khu vực cần khống chế;
– Hình dạng: Hình tháp hoặc hình cột;
– Màu sắc: Màu đen với một dải màu vàng nằm ngang ở giữa có chiều cao bằng 1/3 chiều cao phần nổi của báo hiệu;
– Dấu hiệu đỉnh: Hai hình nón màu đen đặt liên tiếp nhau theo chiều thẳng đứng, đáy hình nón nối tiếp nhau;
– Số hiệu: Lựa chọn theo đặc điểm khu vực hoặc chữ “E” màu đỏ trên nền vàng;
– Đặc tính ánh sáng khi được lắp đèn: Ánh sáng trắng, chớp rất nhanh nhóm 3 chu kỳ 5,0 giây hoặc chớp nhanh nhóm 3 chu kỳ 10,0 giây.
Báo hiệu an toàn phía Đông
Báo hiệu an toàn phía Nam – Vị trí: Đặt tại phía Nam khu vực cần khống chế;
– Hình dạng: Hình tháp hoặc hình cột;
– Màu sắc: Nửa phía trên màu vàng, nửa phía dưới màu đen;
– Dấu hiệu đỉnh: Hai hình nón màu đen đặt liên tiếp nhau theo chiều thẳng đứng, đỉnh nón hướng xuống dưới;
– Số hiệu: Lựa chọn theo đặc điểm khu vực hoặc chữ “S” màu đỏ trên nền vàng;
– Đặc tính ánh sáng khi được lắp đèn: Ánh sáng trắng, chớp rất nhanh nhóm 6 với một chớp dài chu kỳ 10,0 giây hoặc chớp nhanh nhóm 6 với một chớp dài chu kỳ 15,0 giây.
Báo hiệu an toàn phía Nam
Báo hiệu an toàn phía Tây – Vị trí: Đặt tại phía Tây khu vực cần khống chế;
– Hình dạng: Hình tháp hoặc hình cột;
– Màu sắc: Màu vàng với một dải màu đen nằm ngang ở giữa có chiều cao bằng 1/3 chiều cao phần nổi của báo hiệu;
– Dấu hiệu đỉnh: Hai hình nón màu đen đặt liên tiếp nhau theo chiều thẳng đứng, đỉnh hình nón nối tiếp nhau;
– Số hiệu: Lựa chọn theo đặc điểm khu vực hoặc chữ “W” màu trắng trên nền đen;
– Đặc tính ánh sáng khi được lắp đèn: Ánh sáng trắng, chớp rất nhanh nhóm 9 chu kỳ 10,0 giây hoặc chớp nhanh nhóm 9 chu kỳ 15,0 giây.
Báo hiệu an toàn phía Tây

6. Báo hiệu chướng ngại vật biệt lập

Đặc điểm Minh họa
– Vị trí: Đặt tại vị trí nguy hiểm cần khống chế.
– Hình dạng: Hình tháp hoặc hình cột.
– Màu sắc: Màu đen với một hay nhiều dải màu đỏ nằm ngang.
– Dấu hiệu đỉnh: Hai hình cầu màu đen đặt liên tiếp nhau theo chiều thẳng đứng.
– Số hiệu: Lựa chọn theo đặc điểm khu vực và có màu trắng.
– Đặc tính ánh sáng khi được lắp đèn: Ánh sáng trắng chớp nhóm 2 chu kỳ 5,0 giây.
Báo hiệu chướng ngại vật biệt lập

7. Báo hiệu vùng nước an toàn

Đặc điểm Minh họa
– Vị trí: Đặt tại đầu tuyến luồng hoặc đường trục luồng hàng hải.
– Hình dạng: Hình cầu, hình tháp hoặc hình cột.
– Màu sắc: Sọc thẳng đứng màu trắng và đỏ xen kẽ.
– Dấu hiệu đỉnh: Một hình cầu màu đỏ, chỉ áp dụng đối với báo hiệu hình tháp hoặc hình cột.
– Số hiệu: Theo số thứ tự (0-1-2…), màu đen.
– Đặc tính ánh sáng khi được lắp đèn: Ánh sáng trắng chớp đều, chớp dài đơn chu kỳ 10,0 giây hoặc chớp theo tín hiệu mã Morse chữ “A” chu kỳ 6,0 giây.
Báo hiệu vùng nước an toàn

Báo hiệu vùng nước an toàn

8. Báo hiệu chuyên dùng

  • Hình dạng: Hình nón hoặc hình tháp, hình cột.
  • Màu sắc: Màu vàng.
  • Dấu hiệu đỉnh: Một chữ “X” màu vàng.
  • Số hiệu: Lựa chọn theo đặc điểm khu vực và có màu đỏ.
  • Đặc tính ánh sáng khi được lắp đèn: Ánh sáng vàng, đặc tính chớp không được trùng lặp với đặc tính chớp của các báo hiệu hàng hải được quy định tại các mục 2.4.1, 2.4.2, 2.4.3, 2.4.4, 2.4.5 và 2.4.7 của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này.

9. Báo hiệu chướng ngại vật nguy hiểm mới phát hiện

Đặc điểm Minh họa
– Vị trí: Đặt tại vị trí chướng ngại vật nguy hiểm mới phát hiện.
– Hình dạng: Hình nón, hình tháp hoặc hình cột;
– Màu sắc: Sọc thẳng đứng màu vàng và xanh dương xen kẽ.
-Dấu hiệu đỉnh: Hình chữ thập màu vàng.
– Số hiệu: Tùy điều kiện thực tế.
– Đặc tính ánh sáng khi được lắp đèn: Ánh sáng chớp xanh dương và vàng 01 giây xen kẽ với khoảng tối 0,5 giây, chu kỳ 03 giây.
Báo hiệu chướng ngại vật nguy hiểm mới phát hiện

II. Báo hiệu vô tuyến:

1. Báo hiệu Tiêu Radar (Racon)

– Vị trí lắp đặt: Racon được lắp đặt tại những vị trí sau:

  • Khu vực có đường bờ không rõ nét, khó xác định trên màn hình radar của tàu.
  • Trên các báo hiệu hàng hải thị giác, cả báo hiệu cố định và báo hiệu nổi, để thông báo các đặc tính của các báo hiệu này, đặc biệt trong các khu vực có tầm nhìn xa bị hạn chế do ảnh hưởng của sương mù, mưa gió …
  • Tại các chướng ngại vật mới phát sinh và chưa được ghi trên hải đồ.
  • -. Tại các cầu bắc ngang luồng để báo hiệu tuyến hành hải dưới các cầu.
  • Trên các chập tiêu để định hướng cho tàu thuyền hành hải trên luồng theo đúng trục luồng.
  • Tại các công trình trên biển

– Dải tần số hoạt động:

Racon hoạt động trên cả hai dải tần số là dải tần số X (9.300 MHz-9.500 MHz) và dải tần số S (2.900 MHz-3.100 MHz).

Báo hiệu Tiêu Radar (Racon).

Hình 2. Báo hiệu Tiêu Radar (Racon).

2. Báo hiệu AIS:

Báo hiệu hàng hải AIS (Automatic Identification System) là báo hiệu vô tuyến điện truyền phát thông tin an toàn hàng hải tới các trạm AIS được lắp đặt trên tàu, các báo hiệu nổi, đăng tiêu chập tiêu, đèn biển…. hoạt động trên các dải tần số VHF hàng hải.

Báo hiệu AIS.

Hình 3. Báo hiệu AIS.

III. Báo hiệu âm thanh:

– Các thông số kỹ thuật:

  • Tần số âm phát: Từ 75 Hz đến 1.575 Hz;
  • Mã tín hiệu:Tín hiệu âm thanh được phát theo tín hiệu mã Morse; khoảng thời gian tối thiểu của âm ngắn là 0,75 giây; âm dài bằng ba lần âm ngắn.

Các mã tín hiệu âm thanh đặc biệt:

  • Tín hiệu mã Morse chữ “U” dùng để báo hiệu công trình trên biển;
  • Tín hiệu mã Morse chữ “D” dùng để báo hiệu chướng ngại vật nguy hiểm.

Ngoài ra, bạn có thể truy cập QCVN 20:2015/BGTVT để xem chi tiết về QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ BÁO HIỆU HÀNG HẢI.

Để được tư vấn chi tiết hơn về báo hiệu hàng hải cũng như các thiết bị báo hiệu hàng hải chất lượng cao, hãy liên hệ ngay Đất Hợp qua HOTLINE 0903 825 125, chúng tôi sẽ hỗ trợ chi tiết nhất!

>>> Xem thêm: Hướng dẫn tháo lắp hệ thống đèn tích hợp AIS trên phao báo hiệu hàng hải

Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ:

Untitled 1 01 01

CÔNG TY TNHH ĐẤT HỢP
Địa chỉ: Số 2, Đường số 4, Khu nhà ở Vạn Phúc 1, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM
Tel: (028).3.6208.606
Mobile: 0903 825 125
Email: cskh@dathop.com.vn
Website: https://dathop.com/  –  https://dathop.com.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/DatHopCompany