Sử dụng máy quét LiDAR di động LiGrip để quét hiện trạng công trình hầm mỏ được xem là một giải pháp tối ưu. Cụ thể về ứng dụng của máy LiGrip hãy cùng Đất Hợp tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Đặt vấn đề: Hiệu quả quét hiện trạng công trình hầm mỏ theo phương pháp truyền thống
Đường hầm là nơi làm việc chính của hoạt động sản xuất khai thác hầm lò. Việc đo lường và đo hiện trạng các cấu trúc công trình ý nghĩa rất lớn đối với việc lập kế hoạch xây dựng và sản xuất an toàn các hầm mỏ dưới lòng đất.
Đối với phương pháp đo hiện trạng cấu trúc đường hầm truyền thống, phương pháp đo đường chuyền được sử dụng để xác định tim đường hầm và phương pháp đo chi tiết được sử dụng để xác định khoảng cách từ điểm tâm đến tường hầm bên trái và bên phải để xây dựng bản vẽ hiện trạng hầm.
Các kết quả đo theo phương pháp này không trực quan đối với các điểm có vị trí cao độ dễ thay đổi như mái dốc và giao điểm không gian của đường hầm, dẫn đến thường xuyên xảy ra các tai nạn trượt lở vách với nguyên nhân chính là sai lệch cao độ. Mô hình hiện trạng hầm đo theo phương pháp thủ công có vấn đề là hiệu quả cực thấp và khó đáp ứng yêu cầu sản xuất hàng ngày.
Giải pháp quét hiện trạng công trình hầm mỏ ứng dụng LiGrip
Để giải quyết nhiều vấn đề trong sản xuất khai thác, nhiều cơ quan chính phủ đã ban hành một số chính sách và hỗ trợ trong những năm gần đây, yêu cầu xây dựng các mỏ thông minh, nâng cao tự động hóa và hiệu quả công việc. Ngành công nghiệp cũng đã phản ứng – nhận thức môi trường nhanh chóng bằng việc ứng dụng lập mô hình tự động dựa trên giải pháp LiDAR.
Sử dụng giải pháp LiGrip để thu thập nhanh dữ liệu hiện trường và phần mềm LiDAR360 để tự động xây dựng mô hình 3D có nhiều ưu điểm so với các phương pháp truyền thống như độ chính xác cao, hiệu quả cao và dữ liệu 3D trực quan.
Ví dụ: Thực nghiệm lại công trình đường hầm dài 1.000 mét, sử dụng phương pháp đo và sơ đồ mặt cắt truyền thống cần 2 đến 3 người tại hiện trường và 1 người tại văn phòng để thực hiện công việc vận hành. Khoảng cách các trạm là 10 mét. Mất khoảng một ngày trên hiện trường và kết quả chỉ được hiển thị dưới dạng tính năng 2D.
So với: Sử dụng LiGrip để thu thập dữ liệu chỉ cần một người bắt đầu công việc, hoàn thành việc thu thập trong 20 phút và hoàn tất quá trình xử lý dữ liệu trong 30 phút.
Kết quả dữ liệu có thể được xử lý và phân tích chuyên sâu hơn nữa bằng các công cụ bao gồm loại bỏ dữ liệu nhiễu (Noise) và trích xuất các điểm đường hầm chỉ bằng một cú click chuột trong phần mềm LiDAR360. Việc lập mô hình tự động có thể được hoàn thành trong 15 giây và kết quả có thể được đưa ra sau vài phút!
Quá trình tổng thể như sau:
Quá trình tiền xử lý bao gồm các bước như loại bỏ dữ liệu nhiễu (Noise) và trích xuất các điểm đường hầm, có thể lọc nhiễu dữ liệu hiện có trong đám mây điểm đường hầm. Như có thể thấy trong hình 3 và 4, các đường ống, dây cáp và các dữ liệu nhiễu khác bên trong đường hầm đã được tự động lọc ra, chỉ còn lại đám mây điểm thể hiện vách tường đường hầm.
Tổng chiều dài của đường hầm trong dữ liệu đo được là khoảng 1.000 mét và quá trình lập mô hình tự động bằng một cú click chuột trong LiDAR360 chỉ mất 15 giây! Hiện trạng được thể hiện trong Hình 5. Cấu trúc bên trong của đường hầm rõ ràng và không có dữ liệu nhiễu. Tuy nhiên, vì đường hầm không phải là một công trình khép kín nên mô hình có một số khoảng hở ở lối vào.
Ngoài xây dựng mô hình hiện trạng tự động, LiDAR360 còn cung cấp nhiều công cụ xử lý có thể chỉnh sửa hình dạng của các đường hầm và cung cấp nhiều công cụ bán tự động, bao gồm hiệu chỉnh khoảng hở, làm mịn, tối ưu hóa bằng một cú nhấp chuột, v.v., để giúp người dùng mang lại kết quả lý tưởng một cách nhanh chóng. Như được hiển thị trong hình 6, tính năng hiệu chỉnh khoảng hở có thể lấp đầy ngay lập tức các lỗ trên tường đường hầm chỉ bằng một cú nhấp chuột.
Nếu bạn quan tâm đến “Giải pháp quét hiện trạng công trình hầm mỏ ứng dụng LiGrip”, hãy liên hệ ngay Công ty TNHH Đất Hợp qua HOTLINE 0903 825 125, chúng tôi sẽ hỗ trợ nhanh nhất!
>>> Xem thêm: Ứng dụng Lidar SLAM vào công tác Scan to BIM công trình giao thông