Hệ tọa độ là phương tiện giúp thể hiện chính xác vị trí của một điểm bất kỳ trên Trái Đất. Hiện nay, tất cả các nền tảng hệ tọa độ đều sử dụng hệ tọa độ WGS84. Vậy cụ thể hệ tọa độ WGS84 là gì? Vì sao Việt Nam không sử dụng hệ tọa độ WGS84 mà dùng hệ tọa độ VN2000? Hãy cùng Đất Hợp tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
Hệ tọa độ WGS84 là gì?
Hệ tọa độ là một yếu tố quan trọng trong công tác trắc địa bản đồ, giúp thể hiện vị trí, điểm trên mặt đất theo một quy chiếu, quy ước nhất định. Mỗi hệ tọa độ được xây dựng với quy ước riêng, do đó khi đo đạc, tại một vị trí nhưng nếu sử dụng hệ quy chiếu tọa độ khác nhau thì giá trị của điểm cũng sẽ khác nhau.
– Khái niệm hệ tọa độ WGS84:
WGS là từ viết tắt của World Geodetic System, có nghĩa là Hệ thống Tọa độ Toàn cầu. Đây là hệ quy chiếu được sử dụng trong công tác nghiên cứu trắc địa bản đồ nói chung.
Mặt khác, vì bề mặt của Trái Đất là không đồng nhất, nên người ta cần thành lập một hệ quy chiếu, hệ tọa độ WGS84 để thống nhất giữa các quốc gia.
Hình 1. (1) Hình mặt đất tự nhiên; (2) Hình cầu; (3) Mặt tham chiếu của hệ thống tọa độ WGS84. (Theo thứ tự từ trái sang phải)
– Nguồn gốc của hệ tọa độ WGS84:
Vào năm 1984, hệ tọa độ WGS84 chính thức được ra đời và đây cũng chính là bản sửa đổi mới nhất được công bố bởi Cơ quan Bản đồ Bộ quốc phòng Mỹ.
Hệ tọa độ WGS84 được ra đời với mục đích phục vụ cho việc tính toán kích thước, hình dạng, thông số vật lý và xác định các tầng địa chất một cách dễ dàng hơn. Khi thực hiện đo đạc địa chính, người đo chỉ cần xác định được tọa độ của vị trí cần đo rồi áp dụng vào hệ tọa độ WGS84 để tính toán các thông số chính xác nhất.
Đây được xem là hệ tọa độ được sử dụng phổ biến và chuẩn xác nhất hiện nay với sai số hai bán trục và độ lệch gốc tọa độ so với địa tâm của trái đất là ±1 mét.
– Tham số của hệ tọa độ WGS84:
- Bán trục lớn: a = 6378137.0 mét.
- Độ lệch tâm thứ nhất: e2 = 0.00669437999013.
- Độ dẹt: a(f) = 1/298.257223563
- Vận tốc góc quay quanh trục: w = 72.92115×10-6 rad/s
- Hằng số trọng trường Trái đất: GM=3986005.108 m3 /s2
Hình 2. Hệ tọa độ WGS84 được ứng dụng phổ biến trong nhiều loại bản đồ trên thế giới.
Vì sao Việt Nam cần chuyển từ hệ tọa độ WGS84 sang hệ tọa độ VN-2000?
Tại Việt Nam, hệ tọa độ VN-2000 được ban hành theo quyết định số 83/2000/QĐ-TTg ngày 12/7/2000. Đây được xem là một thành tựu quan trọng, có giá trị thực tiễn cao cho ngành trắc địa và quốc gia. Đồng thời, hệ tọa độ VN2000 là một tiêu chuẩn chung, bắt buộc và cần phải tuân theo trong công tác đo đạc tại Việt Nam. Tham khảo thêm: Hệ tọa độ VN2000 là gì và được áp dụng như thế nào?>>>
Hệ tọa độ VN-2000 (hay còn có được gọi là hệ quy chiếu VN-2000) được áp dụng một cách thống nhất nhằm xây dựng hệ thống bản đồ địa hình cơ bản, hệ thống tọa độ các cấp hạng, hệ thống bản đồ địa chính, hệ thống bản đồ nền và hệ thống bản đồ hành chính quốc gia, cùng với các loại bản đồ chuyên đề khác. Ngoài ra, trong quá trình hoạt động đo đạc và thành lập bản đồ chuyên dụng, nếu cần thiết có thể áp dụng các hệ quy chiếu khác sao cho phù hợp với mục đích công việc riêng.
Hệ tọa độ VN-2000 được xem là bước tiến, có vai trò quan trọng bởi các lý do sau:
- Tạo được một hệ thống tọa độ phẳng phù hợp cho xây dựng hệ thống bản đồ đất nước.
- Nâng cao khả năng ứng dụng GPS vào đo cao hình học, xây dựng mô hình Geoid trên phạm vi cả nước.
- Hệ tọa độ VN-2000 giúp thống nhất những số liệu gốc trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam. Từ đó, thiết lập riêng cho Việt Nam một hệ tọa độ, hệ quy chiếu quốc gia.
- Xây dựng toàn bộ hệ thống những điểm tọa độ bao trùm khắp cả nước và đạt được độ chính xác cao, nhờ đó giải quyết được hàng loạt những khó khăn gặp phải trong công tác trắc địa bản đồ.
- Hỗ trợ cho công việc quản lý xây dựng và công tác đo đạc tại những công trình trọng điểm quốc gia như: Hầm đường bộ Hải Vân, Thủy điện Sơn La,…
Hình 3. Hệ tọa độ VN-2000 được áp dụng nhằm thống nhất số liệu gốc trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam.
Hệ tọa độ WGS84 là một công cụ quan trọng, hỗ trợ đắc lực cho các công việc nghiên cứu, khảo sát đo đạc trắc địa. Hy vọng rằng bài viết này đã cung cấp thêm những thông tin hữu ích về hệ tọa độ WGS84, và lý do vì sao Việt Nam cần chuyển hệ tọa độ từ WGS84 sang VN2000. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về việc sử dụng hệ tọa độ cũng như các thiết bị sử dụng trong khảo sát, đo đạc trắc địa, hãy liên hệ ngay đến chúng tôi qua HOTLINE 0903 825 125 để được hỗ trợ nhanh chóng nhất!
>>> Xem thêm: Hệ tọa độ trong trắc địa, phân loại và ứng dụng