Hệ tọa độ VN2000 được Thủ tướng Chính phủ quyết định là hệ tọa độ Trắc địa – Bản đồ Quốc gia Việt Nam từ năm 2000. Và trong hệ tọa độ, phép chiếu đóng vai trò quan trọng, là cơ sở toán học trong thành lập bản đồ. Vậy hệ tọa độ VN2000 đã sử dụng phép chiếu nào? Phép chiếu này có đặc điểm gì? Hãy cùng Đất Hợp tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
Khái niệm về phép chiếu bản đồ
Phép chiếu bản đồ được xem là một quy luật theo toán học, quy luật này dùng để biểu diễn mặt đất (mặt Trái Đất là mặt cong) lên mặt phẳng một cách chính xác và ít biến dạng nhất.
Khi thực hiện phép chiếu bản đồ, đầu tiên cần chiếu mặt đất tự nhiên về mặt thủy chuẩn (có thể là mặt cầu hoặc mặt Ellipsoid), sau đó sẽ chuyển từ mặt thủy chuẩn sang mặt phẳng. Tùy thuộc vào vị trí địa lý của từng quốc gia mà sẽ lựa chọn áp dụng phép chiếu bản đồ phù hợp.
Hình 1. Phép chiếu bản đồ được dùng để biểu diễn mặt Trái Đất lên mặt phẳng.
Hệ tọa độ VN2000 sử dụng phép chiếu nào?
Phép chiếu được sử dụng trong hệ tọa độ VN2000 được gọi là phép chiếu UTM.
Phép chiếu bản đồ UTM (là viết tắt của Universal Transverse Mercator), đây là phép chiếu hình trụ ngang đồng góc và được thực hiện theo nguyên lý sau:
- Phân chia Trái Đất làm 60 múi bằng các đường kinh tuyến, với mỗi kinh tuyến cách nhau 6°. Các múi này được đánh dấu số thứ tự từ 1 đến 60, lấy kinh tuyến gốc bắt đầu và đi ngược chiều kim đồng hồ và khép dần khi về phía kinh tuyến gốc.
- Dựng một khối hình trụ cắt ngang qua mặt cầu của Trái Đất theo hai đường cong đối xứng nhau qua đường kinh tuyến giữa múi và với tỷ lệ chiếu k=1 (không bị biến dạng theo chiều dài). Đường kinh tuyến trục có vị trí nằm ngoài mặt trụ với tỷ lệ chiếu là k=0.9996.
- Sử dụng tâm của Trái Đất để làm tâm chiếu, rồi lần lượt chiếu từng múi lên mặt trụ dựa trên nguyên lý của phép chiếu xuyên tâm. Sau khi hoàn tất chiếu, triển khai từ mặt trụ thành mặt phẳng.
Hình 2. Hệ tọa độ VN2000 sử dụng phép chiếu UTM.
Việc sử dụng phép chiếu UTM mang lại ưu điểm là độ biến dạng được phân bổ đều với chỉ số nhỏ. Hiện nay, nhằm thuận tiện hơn cho việc sử dụng hệ tọa độ chung của khu vực và trên thế giới, Việt Nam đã quyết định sử dụng phép chiếu này trong hệ tọa độ VN-2000 để thay thế cho phép chiếu Gauss-Kruger ở hệ tọa độ HN-72 trước đó.
Ngoài ra, vào trước năm 1975, phép chiếu UTM đã được quân đội Mỹ đã sử dụng với số liệu Ellipsoid của Everest tại khu vực miền Nam nước ta để thành lập bản đồ địa hình. Vì vậy, để đảm bảo tính thống nhất khi sử dụng các bản đồ cần phải chuyển sang phép chiếu UTM.
So sánh phép chiếu UTM trong hệ tọa độ VN2000 với phép chiếu Gauss-Kruger trong hệ tọa độ HN-72
Phép chiếu UTM về bản chất là một dạng của phép chiếu Gauss, nhưng sẽ có một vài điểm khác biệt, như:
- Các múi chiếu được chia tương tự nhau, nhưng mặt hình trụ ngang của phép chiếu UTM không tiếp xúc với trái đất theo kinh tuyến giữa mà sẽ cắt Trái Đất theo hai đường cong đối xứng kinh tuyến giữa về hai phía.
- Phép chiếu Gauss sử dụng kích thước elipsoid Kraxopxki cho toàn bộ khu vực. Đối với phép chiếu UTM, tùy vào khu vực đo mà sẽ sử dụng các Ellipsoid khác nhau.
- Phép chiếu UTM có hằng số k và có tỷ lệ biến dạng dài dọc theo đường kinh tuyến cắt bằng 1, còn tại kinh tuyến giữa là bằng 0.9996. Còn đối với phép chiếu hình Gauss, tỷ lệ chiều dài dọc kinh tuyến giữa là k=1 và không có hằng số k.
- Diện tích múi chiếu trong phép chiếu UTM nhỏ hơn trong phép chiếu Gauss. Tại Việt Nam, tỷ lệ nhỏ hơn xấp xỉ 0.9995 lần.
Ý nghĩa của hệ tọa độ VN2000 trong ngành trắc địa tại Việt Nam
Trong ngành trắc địa, việc xây dựng hệ tọa độ VN2000 được xem là một thành tựu vô cùng quan trọng, có giá trị cao trong thực tiễn. Đây được xem là tiêu chuẩn chung, cần phải tuân theo và bắt buộc trong công tác đo đạc.
Ý nghĩa của hệ tọa độ VN2000:
- Xây dựng được hệ quy chiếu quốc gia, sử dụng riêng cho Việt Nam, giúp thống nhất các số liệu gốc trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam.
- Giải quyết các vấn đề khó khăn cho công tác trắc địa bản đồ, đóng góp vai trò quan trọng trong xây dựng hệ thống các điểm tọa độ trên cả nước và đạt được độ chính xác cao nhất.
- Cho phép thực hiện chuyển đổi giữa các hệ tọa độ quốc gia sang hệ tọa độ quốc tế bằng cách tạo ra hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc VN2000.
- Ứng dụng hệ tọa độ VN2000 vào xây dựng mô hình Geoid trên phạm vi khắp cả nước, mang lại khả năng sử dụng GPS vào công tác đo cao hình học.
- Hỗ trợ xây dựng hệ thống bản đồ của đất nước qua việc tạo ra hệ thống lưới độ phẳng thích hợp.
- Đóng góp vai trò quan trọng đối với công tác đo đạc, quản lý xây dựng những công trình trọng điểm quốc gia: Hầm đường bộ Hải Vân, Thủy điện Sơn La,…
Việc sử dụng phép chiếu UTM trong hệ tọa độ VN2000 mang lại nhiều ưu điểm và cải thiện đáng kể. Do đó, hiện nay, các phần mềm xử lý dữ liệu cũng như thiết bị đo đạc (như máy định vị GNSS-RTK, máy định GPS vị cầm tay,…) đều cần phải chuyển hệ tọa độ sang VN2000 nhằm đảm bảo tính đồng bộ và hiệu quả.
Mong rằng bài viết đã cung cấp những kiến thức hữu ích về phép chiếu trong hệ tọa độ VN2000. Nếu có bất cứ điều gì thắc mắc về phép chiếu UTM, hệ tọa độ VN2000, cũng như có nhu cầu mua, sử dụng thiết bị định vị, vui lòng liên hệ ngay đến HOTLINE 0903 825 125 để được hỗ trợ nhanh nhất!
>>> Xem thêm: Hệ tọa độ trong trắc địa, phân loại và ứng dụng
Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH ĐẤT HỢP
Địa chỉ: Số 2, Đường số 4, Khu nhà ở Vạn Phúc 1, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM
Tel: (028).3.6208.606
Mobile: 0903 825 125
Email: cskh@dathop.com.vn
Website: https://dathop.com/ – https://dathop.com.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/DatHopCompany