Hệ thống trạm định vị vệ tinh quốc gia (VNGEONET) được Việt Nam ra mắt lần đầu tiên vào năm 2019. Hệ thống có khả năng thu tín hiệu liên tục từ các hệ thống định vị toàn cầu bằng vệ tinh (GNSS) đáp ứng theo tiêu chuẩn quốc tế. Hãy cùng tìm hiểu thêm về những điểm đặc biệt của hệ thống này trong bài viết dưới đây!
- Hệ thống trạm định vị vệ tinh quốc gia (VNGEONET) là gì?
- Quá trình xây dựng, lắp đặt hệ thống định vị vệ tinh quốc gia (VNGEONET)
- 5 đặc điểm của hệ thống trạm định vị vệ tinh quốc gia (VNGEONET)
- – Cung cấp độ chính xác cao, đáp ứng yêu cầu đo đạc, thành lập bản đồ
- – Giảm thời gian đo ngắm, không bị phụ thuộc vào yếu tố thời tiết, thời điểm
- – Hạ tầng không thể thiếu trong xây dựng hạ tầng dữ liệu không gian
- – Khả năng thu nhận và xử lý tín hiệu từ các hệ thống GNSS
- – Ứng dụng trong đa dạng lĩnh vực
Hệ thống trạm định vị vệ tinh quốc gia (VNGEONET) là gì?
Hệ thống trạm định vị vệ tinh quốc gia VNGEONET bao gồm 65 trạm GNSS CORS, trong đó có:
- 24 trạm Geodetic CORS được bố trí trong phạm vi toàn quốc với khoảng cách trung bình giữa các các trạm từ 150 – 200 km.
- 41 trạm NRTK CORS được bố trí với khoảng cách giữa các trạm là 50 – 80km trên ba khu vực: Đồng bằng Bắc Bộ và khu vực Thanh Hóa; khu vực miền Trung và Tây Nguyên và khu vực Nam Bộ.
Hình 1. Sơ đồ vị trí đặt các trạm Geodetic CORS và NRTK.
Hệ thống VNGEONET đã đóng góp vào việc hoàn thiện và hiện đại hóa cho hạ tầng đo đạc và bản đồ cơ bản. Đồng thời, hệ thống hỗ trợ cung cấp thông tin, dữ liệu kịp thời, đầy đủ và chính xác. Hệ thống phục vụ cho nhiều lĩnh vực như phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng – an ninh, giám sát tài nguyên và bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, cứu nạn, góp phần bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu khoa học Trái Đất.
Quá trình xây dựng, lắp đặt hệ thống định vị vệ tinh quốc gia (VNGEONET)
Từ những năm 80 của thế kỷ trước, hệ thống định vị bằng vệ tinh đã được Mỹ đưa vào sử dụng. Năm 1990, lần đầu tiên Việt Nam ứng dụng công nghệ này vào công tác xây dựng các lưới khống chế đo đạc. Công nghệ này đóng vai trò vô cùng quan trọng khi xây dựng hệ quy chiếu và hệ tọa độ VN-2000.
Với làn sóng phát triển công nghệ thông tin, công nghệ định vị bằng vệ tinh ngày càng được sử dụng rộng rãi. Nhằm nâng cao chất lượng xác định vị trí, tọa độ nhanh chóng và chính xác cao, đồng thời đáp ứng nhu cầu hiện đại hóa hạ tầng đo đạc và bản đồ, vào tháng 10/2015 Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phê duyệt dự án đầu tư Xây dựng mạng lưới trạm định vị toàn cầu bằng vệ tinh trên lãnh thổ Việt Nam với sự đồng thuận lớn từ các Bộ, Ngành và Địa phương.
Hình 2. Dự án xây dựng mạng lưới trạm định vị vệ tinh quốc gia VNGEONET được phê duyệt vào tháng 10/2015.
Đến năm 2019, mạng lưới trạm định vị vệ tinh quốc gia (VNGEONET) đã được Chính phủ công bố và đưa vào sử dụng với 65 trạm bao phủ khắp cả nước.
5 đặc điểm của hệ thống trạm định vị vệ tinh quốc gia (VNGEONET)
– Cung cấp độ chính xác cao, đáp ứng yêu cầu đo đạc, thành lập bản đồ
Hệ thống trạm định vị vệ tinh quốc gia VNGEONET sau khi được đưa vào sử dụng đã đạt được độ chính xác ở những khu vực có xây dựng trạm NRTK rất cao (lên đến 2 – 4 cm). Không những vậy, các khu vực khác cũng có thể đo động thời gian thực với độ chính xác hoàn toàn đủ để đáp ứng yêu cầu đo đạc, thành lập bản đồ địa hình với tỷ lệ 1/2000 và tỷ lệ nhỏ hơn.
– Giảm thời gian đo ngắm, không bị phụ thuộc vào yếu tố thời tiết, thời điểm
Đây cũng lợi ích dễ dàng nhìn thấy nhất từ việc ứng dụng VNGEONET. Hệ thống sẽ giúp tiết kiệm được nhờ giảm thời gian đo ngắm, bên cạnh đó các yếu tố như thời tiết, thời điểm cũng sẽ không ảnh hưởng đến công tác đo ngắm. Với độ chính xác cao, thời gian định vị nhanh (chỉ mất vài giây), hệ thống trạm định vị vệ tinh quốc gia VNGEONET sẽ dần thay thế những điểm tọa độ quốc gia đã được xây dựng bằng phương pháp truyền thống.
Hình 3. VNGEONET cung cấp dữ liệu với độ chính xác cao trong khoảng thời gian ngắn, không phụ thuộc vào thời gian, thời điểm.
– Hạ tầng không thể thiếu trong xây dựng hạ tầng dữ liệu không gian
Không chỉ là một hạ tầng không thể thiếu trong việc phát triển kinh tế, phòng chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, đảm bảo quốc phòng an ninh. Đặc biệt hơn hết, hệ thống trạm định vị vệ tinh quốc gia (VNGEONET) là hạ tầng quan trọng trong việc xây dựng hạ tầng dữ liệu không gian.
– Khả năng thu nhận và xử lý tín hiệu từ các hệ thống GNSS
Hệ thống trạm định vị vệ tinh quốc gia VNGEONET giúp cung cấp dịch vụ đo động thời gian thực với độ cao chính xác cho người dùng nhờ vào khả năng thu nhận và xử lý tín hiệu từ đa dạng hệ thống vệ tinh GNSS phổ biến trên thế giới như: GPS (Mỹ), GLONASS (Nga), Galileo (EU), BeiDou (Trung Quốc), QZSS (Nhật Bản)…
– Ứng dụng trong đa dạng lĩnh vực
Không những phục vụ cho lĩnh vực đo đạc bản đồ, VNGEONET còn được ứng dụng cao trong công tác định vị, giao thông, dẫn đường, xây dựng, nông nghiệp hay quản lý phương tiện, thiết bị, du lịch. Ngoài ra, xây dựng các thành phố thông minh, vận tải hàng hóa cũng là một ứng dụng quan trọng của hệ thống trạm định vị vệ tinh quốc gia, đáp ứng nhu cầu phát triển trong cuộc cách mạng công nghiệp.
Hệ thống trạm định vị vệ tinh quốc gia (VNGEONET) được đưa vào vận hành, ứng dụng hiệu quả trong đa dạng lĩnh vực, góp phần phát triển kinh tế – xã hội Việt Nam. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào trong quá trình đăng ký, sử dụng hệ thống trạm định vị vệ tinh quốc gia VNGEONET hoặc đo đạc bản đồ, hãy liên hệ ngay đến HOTLINE 0903 825 125 để được tư vấn chi tiết và nhanh chóng nhất!
>>> Xem thêm: Tổng hợp các hệ thống GNSS chính xác cao nổi bật của Trimble đang được cung cấp tại Đất Hợp