Trắc địa là một ngành quan trọng, được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau như: Xây dựng công trình, lập bản đồ, quản lý tài nguyên,… Nhưng hiện nay, mấy ai hiểu rõ được khái niệm về trắc địa. Bài viết sau sẽ làm rõ về khái niệm này, cũng như tám phân hệ trong trắc địa.
Trắc địa là gì?
Trắc địa (còn được gọi là trắc đạc) là đo đạc và xác định giá trị tương đối về tọa độ, độ cao, kích thước, hình dạng, phương hướng của các điểm, vật ở trên mặt đất trên một hệ quy chiếu. Sau đó, các điểm này sẽ được mô tả trên một mặt phẳng là bản đồ.
Trong thực tiễn, trắc địa là một ngành có ứng dụng cao và đóng góp trong nhiều lĩnh vực quan trọng như: Nghiên cứu, lập bản đồ địa hình quốc gia, thiết kế và thi công công trình, quản lý tài nguyên thiên nhiên, giao thông, viễn thông và thủy lợi,…
Trong ngành trắc địa, các công tác chính bao gồm:
- Lựa chọn cách khảo sát, trang thiết bị và địa điểm.
- Thực hiện các phép đo, thu thập, ghi nhận lại dữ liệu.
- Dựa trên các dữ liệu thu thập được, thực hiện các tính toán để xác định vị trí, diện tích.
- Đo vẽ hoặc tính toán giá trị, trình bày dữ liệu dưới dạng hình ảnh hoặc dạng số.
- Triển khai bản vẽ, hỗ trợ thi công, xây dựng công trình.
- ..v..v..
8 phân hệ trong trắc địa
Dựa vào đối tượng nghiên cứu, quy mô của công trình mà trắc địa được chia thành 08 phân hệ khác nhau.
1. Trắc địa cao cấp
Trắc địa cao cấp là công tác đo đạc có phạm vi nghiên cứu rộng lớn, được áp dụng để xử lý những vấn đề có quy mô lớn, mang tính chất toàn cầu hoặc quốc gia.
Trong phân hệ này, trắc địa có nhiệm vụ trong việc xác định hình dạng, kích thước, trọng lực của Trái Đất, xây dựng hệ thống trắc địa Quốc gia và thực hiện các nghiên cứu khoa học, định vị vệ tinh, thiên văn…
2. Trắc địa phổ thông
Trắc địa phổ thông thực hiện công tác nghiên cứu đo vẽ các dạng bản đồ dùng trong các ngành xây dựng cơ bản hoặc phục vụ trong dân sự, điển hình là bản đồ địa hình, bản đồ địa chính,…
3. Trắc địa công trình
Trắc địa công trình được ứng dụng vào khảo sát thiết kế công trình trước khi bắt đầu thi công, triển khai thi công và giám sát thực hiện đúng bản vẽ. Ngoài ra, trắc địa công trình còn bao gồm việc theo dõi quan trắc chuyển dịch và dự đoán biến dạng của công trình trong toàn bộ tuổi đời của công trình.
Trong công tác này, các thiết bị thường được sử dụng là: Máy scan 3D laser, máy thủy bình, máy định vị GNSS, máy kinh vĩ, máy toàn đạc điện tử,…
4. Trắc địa ảnh
Trắc địa ảnh cũng có nhiệm vụ thực hiện các công tác nghiên cứu, xây dựng và đo vẽ bản đồ địa hình, và được ứng dụng đặc biệt vào đo vẽ ảnh hàng không, viễn thám. Nhưng trắc địa ảnh được triển khai tiến hành bằng cách chụp ảnh mặt đất bằng các thiết bị máy ảnh chuyên biệt từ máy bay, vệ tinh. Đồng thời, trong phân hệ này, kết quả cũng được xử lý thông qua các hình ảnh thu thập được.
5. Bản đồ học
Bản đồ học thực hiện các nghiên cứu khoa học, sự liên kết, tương quan trong các mối quan hệ giữa đối tượng, hiện tượng và xã hội trên bề mặt đất. Các nghiên cứu này được thực hiện dựa trên thông tin ghi nhận được qua các công tác trắc địa (đo đạc, ảnh vệ tinh, ảnh hàng không). Nguồn dữ liệu này là cơ sở để tạo nên các loại bản đồ phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau.
Tại Việt Nam và thế giới, phân ngành trắc địa trong bản đồ học được đánh giá là có mức độ phát triển vượt trội nhất. Trắc địa bản đồ được áp dụng để hỗ trợ công tác nghiên cứu khoa học của nhiều ngành nghề: Du lịch, khai thác khoáng sản, nông nghiệp, bảo vệ an ninh quốc gia.
6. Đo đạc biển
Đo đạc biển, hay trắc địa biển có trách nhiệm phục vụ, đảm bảo an toàn và hiệu quả các hoạt động hàng hải và giao thông hàng hải. Ngoài ra, đo đạc biển còn giúp thực hiện công tác thăm dò, khai thác tài nguyên, quản lý, giảm sát dầu khí, tuyến cáp ngầm, môi trường biển và môi trường toàn cầu. Đặc biệt, trắc địa biển có vai trò quan trọng trong bảo vệ quốc phòng và an ninh biển.
7. Hệ thống quản lý GIS
Hệ thống quản lý GIS (là viết tắt của Geographic Information System) là hệ thống, công cụ bao gồm những hoạt động dựa trên máy tính để lập bản đồ, lưu trữ, thực hiện các thao tác địa lý, và phân tích các sự vật, hiện tượng,…
Với sự phát triển của công nghệ hiện nay, hệ thống thông tin địa lý có thể trình bày các vị trí trên bản đồ dưới nhiều dạng khác nhau như: Hình ảnh, thảm thực vật, tọa độ, mã ZIP, địa chỉ,…Ngoài ra, GIS còn được ứng dụng để theo dõi những nơi gây ra ô nhiễm (nhà máy, xí nghiệp, sông,…) và xác định vị trí nguồn nước sạch có nguy cơ bị ảnh hưởng.
Bằng cách liên kết các dữ liệu, kết nối giữa con người với hệ thống công nghệ thông tin, thiết bị ngoại vi, GIS giúp người dùng dễ dàng phân tích, xử lý các thông tin phục vụ cho các nhu cầu nghiên cứu, quản lý nhất định.
8. Quản lý đất đai
Trắc địa được ứng dụng nhiều và liên quan mật thiết đến công tác quản lý đất đai. Công tác trắc địa thực hiện các nhiệm vụ quan trọng trong lĩnh vực này như: Đo vẽ, lập bản đồ địa chính, địa hình, xây dựng dữ liệu với mục đích quản lý tài nguyên đất đai.
Các loại máy trắc địa thông dụng nhất
Hiện nay, trên thị trường có nhiều thiết bị, máy móc hỗ trợ cho công tác trắc địa được hiệu quả và trơn tru hơn, như:
- Máy scan 3D laser.
- Máy định vị vệ tinh GNSS.
- Máy bay không người lái.
- Máy toàn đạc điện tử.
- Máy thủy bình.
- Máy dò công trình ngầm.
- Máy cân bằng laser, máy thông tầng.
- ..v..v..
>>> Xem thêm các sản phẩm Trắc địa TẠI ĐÂY.
Trắc địa là một lĩnh vực quan trọng, đóng góp nhiều vào sự phát triển kinh tế, an ninh, quốc phòng cho xã hội, đất nước ở nhiều khía cạnh khác nhau. Kèm theo xu hướng hiện đại hóa, nhiều nhà sản xuất trên thế giới đã đầu tư vào công nghệ để phát triển các thiết bị trắc địa với độ chính xác cao nhằm đáp ứng nhu cầu của người dùng. Và Trimble là một trong những nhà sản xuất trên thế giới đi đầu về xu hướng này. Các thiết bị đo Trimble sản xuất luôn được tối ưu về thiết kế, độ chính xác và độ bền, tạo sự tin tưởng nhất định cho người dùng.
Công ty TNHH Đất Hợp tự hào là đơn vị đại diện nhập khẩu và cung cấp chính thức các giải pháp, thiết bị trắc địa hãng Trimble tại Việt Nam. Để được tư vấn về các giải pháp đo đạc trắc địa tối ưu nhất, hãy liên hệ ngay HOTLINE 0903 825 125, Đất Hợp luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.
>>> Xem thêm: Đã đến lúc bạn nên đầu tư vào Giải pháp quét 3D laser, vì sao?