Trong công tác trắc địa, tùy thuộc vào mục đích mà sẽ có nhiều phương pháp đo được sử dụng. Đo góc trong trắc địa là một công việc quan trọng không thể thiếu. Thiết bị đo góc là một yếu tố không thể thiếu để việc đo góc này được chính xác và nhanh chóng. Bài viết sau sẽ cung cấp thêm thông tin về đo góc trong trắc địa và các thiết bị hỗ trợ việc đo góc hiệu quả.
Các loại đo góc trong trắc địa
Trong trắc địa, đo góc được chia làm ba loại cơ bản là: Đo góc bằng (H), đo góc đứng (V) và góc thiên đỉnh (Z):
- Góc bằng (còn được gọi là góc ngang, tiếng anh là Horizontal Angle) giữa hai hướng ngắm là góc được tạo thành từ hai hình chiếu của nó lên mặt phẳng nằm ngang.
- Góc đứng (Vertical Angle) của một hướng ngắm là góc được tạo nên bởi hướng ngắm đó với hình chiếu của nó lên mặt phẳng nằm ngang.
- Góc thiên đỉnh (Zenith Angle) của hướng ngắm là góc được tạo bởi phương của dây dọi và hướng ngắm đó.
Ngoài ra, còn có một số loại góc khác được mở rộng từ ba loại góc cơ bản trên, như: góc phương vị và góc định hướng:
- Góc phương vị (A) của một đường thẳng là một góc bằng được hợp bởi hướng bắc kinh tuyến đến hướng của đường thẳng đó theo chiều kim đồng hồ. Một góc phương vị bao gồm phương vị thực và phương vị từ (góc bằng). Trong trường hợp góc phương vị của đường thẳng đó lấy kinh tuyến của Trái Đất làm chuẩn là góc phương vị thực. Nếu góc phương vị lấy hướng bắc kinh tuyến làm chuẩn thì đó là góc phương vị từ (góc lệch của la bàn). Trong thực tế, để xác định được góc phương vị thực thì phải tiến hành đo đạc thiên văn.
- Góc định hướng là góc hợp bởi một hướng chuẩn và đường thẳng đó. Trong trắc địa, hướng của bắc kinh tuyến thường được lấy làm chuẩn. Bên cạnh đó, việc thực hiện xác định hướng của một đường thẳng so với một hướng chuẩn nào đó được gọi là định hướng đường thẳng.
Những thiết bị đo góc phổ biến trong trắc địa
Hiện nay, việc sử dụng các thiết bị, máy móc để đo góc đã không còn quá xa lạ trong lĩnh vực trắc địa. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được thông tin chi tiết về các thiết bị này, cũng như dòng máy nào đang được ưa chuộng nhất.
Trong công tác đo góc, hiện có hai dòng máy phổ biến nhất, chuyên dụng để thực hiện, đó chính là máy kinh vĩ điện tử và máy toàn đạc điện tử.
– Máy kinh vĩ điện tử:
Máy kinh vĩ điện tử là loại thiết bị chuyên được sử dụng để đo góc bằng và góc đứng, được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như xây dựng công trình dân dụng, đo đạc và kiểm soát chất lượng, thành lập bản đồ,…So với máy kinh vĩ truyền thống (đọc số đọc qua lắng kính, tự tính toán số liệu), các dòng máy kinh vĩ điện tử được tích hợp thêm công nghệ về quang học, cơ khí, điện tử, cho phép người dùng đọc kết quả ngay trên màn hình hiển thị, đảm bảo độ chính xác cao hơn khi xác định số đo góc bằng số đọc mia).
Những công dụng nổi bật của máy kinh vĩ điện tử:
- Sử dụng máy để đo góc bằng.
- Dùng để đo độ nghiêng của các công trình xây dựng.
- Bố trí trục, đường thẳng, phục vụ thi công công trình.
- Bố trí điểm chi tiết bằng phương pháp tọa độ cực.
Máy kinh vĩ có cấu tạo gồm 2 bộ phận chính, gồm:
- Đế máy: Đế máy, bộ phận dọi tâm, bàn đế và 3 ốc cân.
- Thân máy: Bàn độ đứng và bàn độ ngang, ống kính, ốc vi động và các loại khóa.
- Riêng đối máy kinh vĩ điện tử được bố trí thêm bảng hiển thị tự động.
Các dòng máy kinh vĩ thông dụng nhất hiện nay: GPI GT-116, HI-TARGET HDT2…
– Máy toàn đạc điện tử:
Máy toàn đạc điện tử là một thiết bị được mở rộng các tính năng hơn, dựa vào nguyên lý và cơ chế hoạt động của máy kinh vĩ điện tử. Thiết bị được ưa chuộng và sử dụng trong khảo sát, ghi lại đặc điểm địa hình; thiết kế và thi công công trình xây dựng dân dụng; đo vẽ và lập bản đồ địa chính, quản lý đất đai; bố trí điểm, đường thẳng và đường cong phục vụ các công trình xây dựng.
Một chiếc máy toàn đạc điện tử sẽ có những chức năng chính sau:
- Đo góc đứng, góc ngang và ghi lại dữ liệu.
- Tính toán góc phương vị của đường, tọa độ điểm, diện tích và bố trí điểm.
Đây là một trong những thiết bị được ưa chuộng nhất trong các công việc liên quan đến trắc địa. Nhờ vào các ưu điểm nổi bật, mà máy toàn đạc điện tử có thể thực hiện được nhiều công việc đo đạc khác nhau với mức độ chính xác cao, như: đo góc, đo khoảng cách, tính toán theo phương pháp hình học, kiểm tra kết quả ngay trên màn hình và dễ sử dụng trong nhiều dạng địa hình khác nhau.
Thị trường hiện nay có rất nhiều dòng máy toàn đạc điện tử khác nhau, người dùng cần hiểu được nhu cầu và mục đích sử dụng, cũng như những chức năng, thông tin của máy để lựa chọn được thiết bị phù hợp nhất.
Một số dòng máy toàn đạc phổ biến:
- Máy toàn đạc thương hiệu Trimble: Trimble C3/C5, Trimble S5/S7/S9,…
- Máy toàn đạc thương hiệu Leica: Leica FlexLine TS09/TS06/TS02plus,…
Các thiết bị đo góc ra đời được tích hợp thêm nhiều công nghệ hiện đại đã giúp cho ngành trắc địa phát triển thêm một bước tiến xa. Công ty TNHH Đất Hợp đã có hơn 19 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp giải pháp, thiết bị cho đo đạc và trắc địa. Hãy liên hệ ngay đến HOTLINE 0903 825 125 để được tư vấn chi tiết về các thiết bị đo góc trong trắc địa nhanh nhất!
>>> Xem thêm: Top 4 Máy toàn đạc điện tử chất lượng cao được ưa chuộng