Cảm biến chuyển động là một thiết bị quen thuộc trong khảo sát trên biển và một số hoạt động liên quan đến phương tiện thủy. Việc lắp đặt cảm biến chuyển động (Motion Reference Unit – MRU) trên phương tiện thủy cần tuân thủ một số nguyên tắc quan trọng để đảm bảo hiệu suất công việc.
Vị trí lắp đặt cảm biến chuyển động MRU
Việc lựa chọn vị trí lắp đặt cảm biến chuyển động tại đúng vị trí cần thiết sẽ giúp:
- Giảm thiểu ảnh hưởng của chuyển động tàu do hiệu ứng cánh tay đòn (Level Arm).
- Đo đạc chính xác hơn các thông số chuyển động.
- Tránh nhiễu và sai số trong phép đo.
- Bảo vệ thiết bị khỏi tác động môi trường (dầu mỡ từ khoang động cơ làm ăn mòn các chi tiết bảo vệ của thiết bị, dây dẫn tín hiệu).
- Dễ dàng bảo trì, bảo dưỡng.
Chính vì thế, vị trí lắp đặt cảm biến chuyển động là một phần quan trọng cần lưu ý để đạt được hiệu quả công việc, cụ thể:
- Càng gần tâm trọng lực của tàu càng tốt (COG – Center of Gravity).
- Thường đặt ở boong chính hoặc dưới boong chính.
- Nên đặt ở vị trí trung tâm theo chiều ngang của tàu.
- Tránh xa các nguồn nhiễu điện từ và rung động mạnh như dây điện và lắp đặt gần động cơ phương tiện.
Yếu tố ảnh hưởng đến định hướng, kết cấu, điện cáp và môi trường
– Về định hướng:
- Phải căn chỉnh chính xác theo các trục của tàu.
- Đảm bảo hướng mũi tên chỉ thị trên MRU trùng với hướng mũi tàu, lưu ý rằng đối với từng thiết bị MRU sẽ có quy ước hệ trục tọa độ khác nhau, nên tham khảo tài liệu hướng dẫn lắp đặt của nhà sản xuất trước khi chọn vị trí lắp đặt.
- Kiểm tra độ thăng bằng của thiết bị , một số thiết bị cho phép set zero tại vị trí lắp đặt, lưu ý khi dùng chức năng này 1 lần duy nhất trước khi tiến hành Patch Test (khi khảo sát với hệ thống đo sâu đa tia).
– Về kết cấu lắp đặt:
- Bề mặt lắp đặt phải chắc chắn, phẳng.
- Sử dụng đúng loại bu lông, đai ốc theo hướng dẫn.
- Đảm bảo độ cứng vững của giá đỡ.
- Thiết bị sau khi lắp đặt hoàn chỉnh phải được cố định không có những chuyển động khác so với thân phương tiện.
– Về điện và cáp:
- Đi cáp đúng cách, tránh uốn cong quá mức, tham khảo tài liệu hướng dẫn của nhà sản xuất, mục Minimum Bend Radius (bán kính cong tối thiểu đối với cáp tín hiệu).
- Bảo vệ cáp khỏi hư hỏng cơ học, sau khi lắp đặt phải cố định dây cáp tín hiệu, tránh tình trạng rung lắc lâu ngày sẽ làm đứt gãy cáp bên trong.
- Nối đất đúng quy cách.
- Tránh nhiễu điện từ, không đi dây tín hiệu gần với các dây điện khác.
– Về môi trường:
- Bảo vệ khỏi nước, độ ẩm cao, tránh xa khoang động cơ.
- Tránh nhiệt độ cao.
- Đảm bảo thông gió nếu cần thiết.
Hiệu chuẩn, kiểm tra và bảo trì định kỳ
– Hiệu chuẩn ban đầu sau khi lắp đặt
- Thực hiện hiệu chuẩn ban đầu sau khi lắp đặt như set zero.
- Kiểm tra các thông số cài đặt (hệ trục tọa độ, hướng lắp đặt…).
- Ghi nhận các giá trị offset như vị trí lắp đặt lệch như thế nào với vị trí COG của phương tiện.
– Kiểm tra sau lắp đặt cảm biến chuyển động
- Kiểm tra các kết nối cơ khí.
- Kiểm tra kết nối điện.
- Kiểm tra hoạt động của hệ thống.
- Hiệu chuẩn và test thử nghiệm.
- Ghi nhận các thông số cài đặt.
– Bảo trì, vệ sinh và cập nhật định kỳ
- Lập kế hoạch bảo trì định kỳ.
- Kiểm tra độ chính xác định kỳ.
- Vệ sinh thiết bị.
- Cập nhật phần mềm nếu cần.
Ngoài ra, để cảm biến chuyển động hoạt động tối ưu nhất, người dùng cần phải tuân thủ theo hướng dẫn từ nhà sản xuất, lập hồ sơ lắp đặt chi tiết và đảm bảo khả năng tiếp cận cho việc bảo trì bảo dưỡng, đồng thời cần đào tạo bài bản cho nhân viên vận hành.
Việc lắp đặt đúng cách MRU là rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến độ chính xác của các phép đo, tuổi thọ của thiết bị, hiệu quả hoạt động của các hệ thống liên quan cũng như chi phí bảo trì và vận hành. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần tư vấn chi tiết hơn về thiết bị cảm biến chuyển động, hãy liên hệ HOTLINE 0903 825 125 ngay hôm nay!
>>> Xem thêm: Có cần đưa dữ liệu GPS và Gyro Compass vào cảm biến chuyển động?