Chức năng xác định tọa độ điểm là một trong những chức năng cơ bản của máy định vị. Bài viết dưới đây Đất Hợp sẽ hướng dẫn bạn đọc 2 cách xác định tọa độ điểm, đó là: Xác định tọa độ điểm với máy định vị GNSS Trimble (sử dụng Rover 3G qua hệ thống VRS Vngeonet) và Xác định tọa độ điểm với máy định vị GPS cầm tay. Hãy cùng theo dõi nhé!

Hướng dẫn 2 cách xác định tọa độ điểm bằng máy định vị

– Cách 1: Xác định tọa độ điểm với máy định vị GNSS Trimble (sử dụng Rover 3G qua hệ thống VRS Vngeonet)

Bước 1: Tạo job đo và cài đặt hệ tọa độ để xác định tọa độ điểm

Để tạo job và cài đặt thông số hệ tọa độ:

Từ màn hình Project bấm chọn New để tạo Folder mới, tất cả job đo sẽ được lưu ở Folder này.

Giao diện bắt đầu.

Hình 1. Giao diện bắt đầu.

Đặt tên Folder tại mục Name, sau đó chọn Enter để tiến hành tạo Folder.

Màn hình tạo Project.

Hình 2. Màn hình tạo Project.

Tại màn hình New job tiến hành đặt tên job ở mục Job name, sau khi đặt xong tên job đo ta tiến hành cài đặt hệ tọa độ cho job ở mục Coord.sys.

Màn hình tạo Job.

Hình 3. Màn hình tạo Job.

Tại màn hình Select coordinate system chọn mục Broadcast RTCM để thiết lập thông số tọa độ cho job đo sử dụng thông qua hệ thống VRS VNGEONET.

Màn hình chọn hệ quy chiếu.

Hình 4. Màn hình chọn hệ quy chiếu.

Tại màn hình tiếp theo thiết lập các thông số đo như sau:

  • System: VN2000.
  • Zone: Chọn khu vực đang thực hiện đo ở đây là thành phố Hồ Chí Mình nên Zone: VN2000 Ho Chi Minh.
  • Use geoid model: No.
  • Broadcast RTCM: Automatic.
  • Project height: 0.
  • Coordinates: Grid.

Sau khi đã cài đặt tất cả thông số, bấm Store để lưu lại thông số cho job:

Thông số cài đặt hệ tọa độ.

Hình 5. Thông số cài đặt hệ tọa độ.

Sau khi thiết lập xong thông số hệ tọa độ màn hình sẽ trờ lại màn hình new job chọn Accept để hoàn tất tạo Job:

Màn hình thiết lập thuộc tính dự án.

Hình 6. Màn hình thiết lập thuộc tính dự án.

Bước 2: Tiến hành đo xác định tọa độ điểm

Từ Menu bấm Chọn General Survey → Measure → Measure points:

Chọn Measure > Measure points để tiến hành đo.

Hình 7. Chọn Measure > Measure points để tiến hành đo.

Tại màn hình Select data source chọn thông tin trạm phát ứng với kinh tuyến trục đã đăng kí trên tài khoản VNGEONET. Sau đó bấm Accept để vào quá trình đo.

Chọn thông tin trạm phát.

Hình 8. Chọn thông tin trạm phát.

Sau khi khởi tạo quá trình kết nối đo theo từng kiểu đo thành công, giao diện màn hình đo điểm chi tiết với thông tin như sau:

  • Point name: Tên điểm đo chi tiết.
  • Code: Ghi chú thông tin điểm đo.
  • Method: Phương pháp đo điểm, mặc định là Topo point – Đo điểm đơn.
  • Antenna height: Chiều cao ăng ten, nếu người dùng chọn phương pháp đo chiều cao ăng ten là Bottom of antenna mount thì chiều cao này là chiều cao sào gương.

Giao diện đo điểm chi tiết.

Hình 9. Giao diện đo điểm chi tiết.

Thông tin các biểu tượng có ý nghĩa như sau:

  1. Thông tin dung lượng Pin, phía trên thể hiện dung lượng Pin trên Bộ điều khiển, phía dưới thể hiện dung lượng Pin trên Ăng ten.
  2. Số lượng vệ tinh mà ăng ten đang thu được.
  3. Thể hiện kiểu đo đang chạy với hình ảnh thu nhỏ thiết bị đang sử dụng và xác nhận dữ liệu trạm Base đang phát tới trạm Rover.
  4. Chế độ đo RTK đang chạy, lời giải nghiệm đo Fixed (tin cậy, đủ điều kiện lưu dữ liệu đo), H: Sai số về mặt bằng, V: Sai số về mặt cao độ, RMS: Sai số trung phương.

Để tiến hành đo điểm, bấm chọn Enter hoặc Measure để tiến hành đo.

Tùy vào thời gian thiết lập đo mỗi điểm – Thời gian này để người đo giữ thiết bị cố định, đảm bảo số liệu đo tin cậy, mặc định là 5s, màn hình sẽ thông báo thời gian đếm ngược. Sau 3s, biểu tượng Enter hoặc Measure sẽ đổi thành Store, bấm chọn Store để lưu lại điểm đo.

Giao diện đo điểm chi tiết.

Hình 10. Giao diện đo điểm chi tiết.

Lưu ý: Trạng thái đo RTK: Fixed thì mới được bấm đo hoặc lưu dữ liệu.

– Cách 2: Xác định tọa độ điểm với máy định vị GPS cầm tay

Ở các dòng máy GPS cầm tay, việc xác định tọa độ của một điểm thường khá đơn giản và dễ thao tác hơn so với máy định vị GNSS, tuy nhiên, độ chính xác của điểm cũng sẽ thấp hơn.

Để đo tọa độ của một điểm, ta bấm phím MARK trên máy định vị GPS cầm tay, sau đó máy sẽ cũng cấp tọa độ điểm tại thời điểm đo như sau:

Giao diện đo tọa độ điểm bằng máy GPS cầm tay.

Hình 11. Giao diện đo tọa độ điểm bằng máy GPS cầm tay.

Sau khi hoàn thành quá trình đo ta di chuyển màn hình đến nút Save để tiến hành hoàn tất và lưu lại điểm.

Ta còn có thể xác định tọa độ của một điểm mà ta không thể di chuyển đến được, bằng cách: Bấm chọn Page rồi chọn chức năng Map để vào chức năng bản đồ của máy. Sử dụng các nút điều hướng để di chuyển con trỏ trên màn hình, con trỏ di chuyển đến đâu tọa độ sẽ hiển thị đến đấy.

Giao diện điều hướng tọa độ điểm.

Hình 12. Giao diện điều hướng tọa độ điểm.

Để lưu tọa độ của điểm hiện tại, bấm chọn phím Enter trên thiết bị để lưu lại thông tin tọa độ.

Lựa chọn máy định vị để xác định tọa độ điểm như thế nào để đáp ứng yêu cầu công việc?

Máy định vị trong trắc địa được phân thành 2 loại chính dựa theo phương pháp đo: Máy định vị vệ tinh theo phương pháp tuyệt đối và Máy định vị vệ tinh theo phương pháp tương đối.

– Máy định vị theo phương pháp tuyệt đối:

Còn được gọi là máy định vị GPS cầm tay, máy định vị theo phương pháp tuyệt đối chỉ sử dụng một thiết bị làm máy thu duy nhất trong suốt quá trình đo đạc mà không có trạm hiệu chỉnh đi kèm. Sai số đo thu được từ các thiết bị này có thể dao động từ vài mét đến vài chục mét.

Do đó, chúng thường được sử dụng trong các công tác đo đạc không yêu cầu độ chính xác chi tiết, ví dụ như: Đo diện tích đất, đo diện tích rừng, tìm mốc tham chiếu, phục vụ quân sự biên giới hoặc kết hợp với máy đo sâu nhằm giảm thiểu công tác quan trắc độ cao mực nước tại các trạm nghiệm triều…

>>> Xem thêm: Một số dòng máy định vị GPS cầm tay chất lượng cao

– Máy định vị theo phương pháp tương đối:

Sử dụng từ 2 thiết bị định vị vệ tinh GNSS trở lên trong quá trình đo đạc, do đó những thiết bị được sử dụng trong phương pháp này là những thiết bị có khả năng bắt sóng hiệu chỉnh từ trạm hiệu chỉnh (định vị tương đối động) hoặc có khả năng kết nối với thiết bị định vị vệ tinh khác (định vị tương đối tĩnh) để gia tăng độ chính xác cho dữ liệu thu thập được.

Độ chính xác của các thiết bị định vị này có thể đạt đến mức Milimet (mm) đối với phương pháp đo tương đối tĩnh và Centimet (cm) đối với phương pháp đo tương đối động.

Với độ chính xác cao, máy định vị vệ tinh GNSS được ứng dụng trong nhiều công tác đo đạc như: Khảo sát địa hình (ví dụ thành lập đường đồng mức…); khảo sát địa chính (ví dụ nhà đất, ranh thửa, đất đai…); thi công (bố trí tọa độ thiết kế) máy công trình, điện gió, bờ kè, xe tự lái…; dẫn mốc lưới tọa độ khống chế trong thi công xây dựng, quan trắc công trình…

>>> Xem thêm: Những dòng máy định vị khảo sát địa hình ưu việt nhất!

Liên hệ ngay HOTLINE 0903 825 125 để được tư vấn chi tiết về các dòng máy định vị vệ tinh phù hợp nhất với nhu cầu và chi phí đầu tư của bạn!

>>> Xem thêm: Sai số định vị vệ tinh đến từ đâu? Làm cách nào để giảm thiểu sai số định vị?

Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ:

Untitled 1 01 01

CÔNG TY TNHH ĐẤT HỢP
Địa chỉ: Số 2, Đường số 4, Khu nhà ở Vạn Phúc 1, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM
Tel: (028).3.6208.606
Mobile: 0903 825 125
Email: cskh@dathop.com.vn
Website: https://dathop.com/  –  https://dathop.com.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/DatHopCompany