Quét laser 3D (LiDAR) được sử dụng khá phổ biến trong ngành xây dựng. Dữ liệu Point Cloud từ các máy quét được dùng để xây dựng mô hình hiện trạng công trình phục vụ xây dựng mô hình thông tin xây dựng (BIM).

Xây dựng mô hình hiện trạng bằng công nghệ 3D Laser Scanning

Một số Nội dung áp dụng BIM thông dụng trong dự án đầu tư xây dựng.

Xây dựng mô hình hiện trạng 3D dựa vào nhiều công nghệ quét laser 3D khác nhau như: hệ thống quét laser trên không (UAV LiDAR), LiDAR cầm tay (SLAM), LiDAR mặt đất (TLS), LiDAR di động (MLS). Mỗi một dự án có tính chất và đặc điểm, quy mô khác nhau nên khả năng ứng dụng loại quét laser 3D nào còn tùy thuộc rất nhiều vào yêu cầu của công việc.

Một số dự án trọng điểm ở nước ta hiện nay cũng đã yêu cầu áp dụng BIM như:

  • Đường nối vào cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu (từ nút giao Vũng Vằn đến đường ven biển ĐT994).
  • Đường nối vào cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu (từ QL56 đến nút giao Vũng Vằn).
  • Dự án Đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước mưa lưu vực Tả sông Nhuệ.
  • Xây dựng tuyến đường Ngô Quyền – Phùng Hưng, thị xã Sơn Tây.
  • Xây dựng cụm công trình đầu mối Liên Mạc, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
  • Dự án đầu tư xây dựng công trình đường cao tốc Mỹ An – Cao Lãnh.

Khi mô hình hiện trạng 3D được xây dựng, nó cung cấp dữ liệu đầu vào cho việc lập kế hoạch và cũng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của công việc ở giai đoạn sau.

Một số sản phẩm của mô hình hiện trạng:

  • Đám mây điểm 3D (Point Cloud 3D):

Xây dựng mô hình hiện trạng bằng công nghệ 3D Laser Scanning

(Nguồn: BXD)

  • Hiện trạng xây dựng công trình:

Xây dựng mô hình hiện trạng bằng công nghệ 3D Laser Scanning

(Nguồn: BXD)

  • Mô hình BIM hiện trạng công trình:

Xây dựng mô hình hiện trạng bằng công nghệ 3D Laser Scanning

(Nguồn: BXD)

Đối với công trình đường giao thông có nhiều đối tượng như: Hệ thống đường giao thông (nền đường; mặt đường; hệ thống an toàn giao thông: vạch sơn, biển báo, đèn tín hiệu), hệ thống hạ tầng kỹ thuật (thoát nước, đèn chiếu sáng, cây xanh, trạm thu phí,…các công trình trên tuyến (cống, hầm, cầu thang bộ,..). Cần phải xác định đối tượng nào nằm trong phạm vi áp dụng BIM từ đó lựa chọn phương án thu thập dữ liệu Point Cloud hiệu quả nhất.

Công nghệ quét laser 3D ngoài việc đóng phần không thể thiếu trong việc lập mô hình hiện trạng 3D thì còn rất nhiều ứng dụng khác cũng được quan tâm không kém:

  • Sử dụng trong quá trình xây dựng và duy tu các công trình hầm phức tạp, sân bay, nhà ga, đường tàu hỏa, cảng và công trình cảng liên quan.
  • Ứng dụng trong cải tạo công trình dân dụng và công nghiệp.
  • Các đám mây điểm 3D được sử dụng để phát triển và xây dựng những mô hình 3D nội thất và ngoại thất công trình, hỗ trợ xây dựng kế hoạch và phương án thi công cải tạo, bổ sung cũng như duy tu định kỳ cho công trình.

Chính vì công nghệ 3D Laser Scanning là công nghệ đo không tiếp xúc, không phá hủy, có thể đo đạc bằng các xung laser vô cùng chính xác và hình ảnh trực quan của đối tượng. Dữ liệu thu được bằng máy quét 3D là đám mây điểm mô tả chính xác hình dạng, kích thước, bề mặt của một vật thể. Các kết quả chính xác thu được từ quét laser 3D rất hữu ích cho việc kiểm tra vật liệu và kiểm soát chất lượng.

Công nghệ quét laser 3D có khả năng thu thập nhiều dữ liệu 3D từ đối tượng được quét, nó có khả năng tạo mô hình kỹ thuật số 3D (Digital Twin) với mức độ chính xác cao và trực quan 3D. Để tìm hiểu chi tiết hơn về khả năng ứng dụng của công nghệ 3D Laser Scanning trong xây dựng mô hình hiện trạng, hãy liên hệ ngay Đất Hợp qua HOTLINE 0903 825 125, chúng tôi sẽ hỗ trợ nhanh nhất!

>>> Xem thêm: Liên kết scan 3D laser và BIM để tạo ra mô hình xây dựng chi tiết