Phương pháp lập bản đồ bằng Drone được sử dụng để tạo ra những hình ảnh lớn hơn về khu vực, cụ thể trong trường hợp này là phát hiện và xác định tàn tích sau lũ lụt trên một cánh đồng mía tại Úc.

Dự án: Sử dụng Drone và phần mềm PIX4D để xác định tàn tích sau lũ lụt

Một trận lũ lụt diễn ra vào tháng 2 năm 2022 ở Úc đã gây ra thiệt hại trên diện rộng suốt hơn 1 tháng, nhiều vùng đất nông nghiệp gặp tình trạng xói mòn nghiêm trọng sau lũ.

Chính phủ New South Wales yêu cầu Lực lượng Cứu hỏa và Cứu nạn New South Wales (FRNSW) hỗ trợ nông dân trồng mía tìm kiếm các mảnh vỡ thiên tai còn sót lại bằng hệ thống máy bay điều khiển từ xa. Việc này giúp chính quyền có những kế hoạch ứng phó nhanh chóng và hiệu quả để loại bỏ, đồng thời tối ưu chi phí thực hiện. Đồng thời, nông dân của những cánh đồng đó cũng phải có những thông tin cần thiết để hạn chế lãng phí trong suốt quá trình xử lý. Các câu hỏi đặt ra ở đây là: “mảnh vỡ là những vật thể như thế nào”, “vị trí ở đâu”, “kích thước như thế nào”.

Các mảnh vỡ được tìm thấy được xác định là từ tủ lạnh, máy giặt, bình ga, thậm chí là mảnh container và mảnh vỡ bể bơi. Xuyên suốt dự án này, FRNSW đã kết hợp sử dụng phần mềm lập bản đồ phản ứng khẩn cấp PIX4Dreact và nền tảng xử lý ảnh Point Cloud PIX4Dcloud để thực hiện phân tích chi tiết.

Xác định tàn tích sau lũ lụt trên cánh đồng mía bằng máy bay không người lái

Một trong những hiện vật dễ được phát hiện nhất là “xe lưu động”.

Đơn vị thực hiện FRNSW
Địa điểm New South Wales
Phần mềm PIX4Dreact – PIX4Dcloud Advance
Thiết bị sử dụng DJI Mavic 2 – DJI M300
Diện tích khảo sát 5000 ha
Độ phân giải (GSD) 7 cm
Loại đất Ruộng mía

Lập bản đồ nhanh để đánh giá tình trạng thiên tai và kiểm soát tình hình thiệt hại

FRNSW cần phải thực hiện nhanh chóng để tránh ảnh hưởng đến mùa thu hoạch. Về cơ bản, lũ lụt làm hỏng các đường dây liên lạc, gây ra thiếu kết nối mạng ở vùng sâu vùng xa. Đây là thách thức lớn trong việc gửi dữ liệu đến người dân sau hơn 8 tuần làm việc.

Bước đầu tiên là xác định các mảnh vỡ. Sau đó, đội Cứu hỏa và Cứu hộ sẽ phân loại các mảnh vỡ theo kích thước, mức độ nguy hiểm, v.v. Phương pháp này đã từng được triển khai tương tự trong các vụ cháy rừng ở Úc năm 2020.

Xác định tàn tích sau lũ lụt trên cánh đồng mía bằng máy bay không người lái

PIX4Dreact được sử dụng định vị hiện vật.

FRNSW bắt đầu thu thập dữ liệu sơ bộ với PIX4Dreact, nếu có hiện vật xuất hiện sẽ tiến hành bay lại để xác thực và bổ sung dữ liệu. Dữ liệu đầu ra ở bước này là các bản đồ 2D của 210 trại mía, diện tích hơn 5000ha. Việc thực hiện lập bản đồ nhanh chóng đã giúp đơn vị này phát hiện hơn 13500 hiện vật dàn trải khắp các khu vực đất nông nghiệp đang khảo sát.

Hình ảnh thu được từ máy bay không người lái sẽ được đưa vào xử lý thành ảnh trực giao trong phần mềm PIX4Dreact và tải lên nền tảng PIX4Dcloud Advanced – nền tảng xử lý ảnh trực tuyến chuyên dụng để quản lý và theo dõi dự án, tập trung vào lĩnh vực xây dựng – để xác minh, phân tích và triển khai di dời.

Trong số 210 trang trại được khảo sát, hơn 100 trang trại có dị vật trải rộng trên 1000ha. Dữ liệu sau khi tải lên PIX4Dcloud Advanced sẽ được phân loại và phân tích theo từng nhóm riêng biệt trước khi gửi thông tin đến nông dân. Toàn bộ quy trình xoay vòng từ lúc tìm kiếm, phân tích đến lúc chia sẻ dữ liệu chỉ mất 2 – 3 giờ thực hiện.

Xác định tàn tích sau lũ lụt trên cánh đồng mía bằng máy bay không người lái


Nhóm nghiên cứu sử dụng công cụ chú thích trên PIX4Dcloud Advanced để định vị các mảnh dị vật nhỏ, khó xác định.

Lợi thế từ phương pháp lập bản đồ bay không người lái trong lĩnh vực quản lý thiên tai

Tàn tích xuất hiện trên đất sẽ gây ảnh hưởng tới việc sử dụng các thiết bị thu hoạch trong tương lai, rủi ro, thiệt hại có thể xảy ra gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới năng suất làm việc của nông dân cũng như năng suất thu hoạch mùa vụ. Công việc của FNR được đánh giá là rất quan trọng trong lĩnh vực này.

Trong 8 tuần, FRNSW đã xác định được hơn 13 nghìn hiện vật từ hơn 100 dự án khởi tạo trên PIX4Dcloud Advanced. Toàn bộ nhóm nghiên cứu đều ấn tượng với những kết quả thu được từ điều kiện đầy thách thức bằng phần mềm của PIX4D. Khả năng tạo ảnh trực giao không cần kết nối mạng của PIX4Dreat trong dự án này cũng khắc phục được vấn đề làm việc ở khu vực bị ảnh hưởng nặng nề mà vẫn đảm bảo được chất lượng hình ảnh để đánh giá trực quan.

Xác định tàn tích sau lũ lụt trên cánh đồng mía bằng máy bay không người lái

Dữ liệu đầu ra của PIX4Dreact và PIX4Dcloud Advanced có thể được chia sẻ và hiện thị trên thiết bị di động.

FNR khẳng định khả năng phân tích dữ liệu đơn giản trên PIX4Dcloud Advanced là một lợi thế, đồng thời tính năng chia sẻ và xuất báo cáo cũng vô cùng hữu ích trong công tác này. PIX4Dreact cũng được trang bị quy trình tăng tốc xử lý GPU, giúp phần mềm tạo ra dữ liệu cần thiết một cách nhanh chóng.

“PIX4D thật sự phù hợp với quy trình làm việc của chúng tôi – Một giải pháp lập bản đồ độc lập, tốc độ cao giúp chúng tôi dễ dàng ứng phó với các sự cố mà không gặp quá nhiều trở ngại về thời gian thông qua nền tảng đám mây và phần mềm máy tính, hỗ trợ các yêu cầu xử lý và phân tích nâng cao của Nhóm hệ thống dữ liệu kỹ thuật GIS – Katherine Tuinman-Neal, FNR

Lực lượng PCCC & CHCN đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và hỗ trợ người dân địa phương. Điều này là vô cùng quan trọng trong công tác phục hồi sau thiên tai, đồng thời là ví dụ điển hình cho việc ứng dụng phương pháp lập bản đồ bay không người lái để đáp ứng lĩnh vực ứng phó và an toàn công cộng (Safety Public). Các tính năng của phần mềm cho phép FNR có toàn quyền kiểm soát dự án, thực hiện công việc một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Liên hệ Đất Hợp để tìm hiểu chi tiết hơn về dự án cũng như cách máy bay không người lái và phần mềm PIX4D được sử dụng để xác định tàn tích sau lũ lụt. HOTLINE LIÊN HỆ: 0903 825 125.

>>> Xem thêm: Quản lý hệ thống sông ngòi với PIX4DCloud: Lập bản đồ bằng Drone giúp tiết kiệm thời gian