Trong sự phát triển tất yếu của ngành Xây dựng hiện nay, bên cạnh mô hình thông tin công trình BIM thì nền tảng GIS cũng đóng vai trò cực kì quan trọng. Chuyển đổi số trong ngành kiến trúc, kỹ thuật và xây dựng (AEC) đòi hỏi các chuyên gia phải sử dụng dữ liệu không gian địa lý và thiết kế cùng nhau.

Mô hình thông tin công trình (BIM) và hệ thống thông tin địa lý (GIS)

Chúng ta đã quá quen thuộc với khái niệm Mô hình thông tin công trình (BIM). Mô hình thông tin BIM được tạo lập và phát triển dựa trên các thông tin cần thiết. Sự tham gia của các bên liên quan dự án cung cấp thông tin để xây dựng mô hình BIM 3D dự án chính xác và chi tiết.

Trong khi đó, hệ thống thông tin địa lý (GIS) là một hệ thống được sử dụng để thu thập, quản lý và phân tích dữ liệu liên quan đến không gian. Thông qua việc sử dụng các nguồn dữ liệu bản đồ và hình ảnh 3D, GIS phân tích vị trí không gian và sắp xếp các lớp thông tin thành hình ảnh trực quan, đồng thời kết hợp với thuật toán phân tích cung cấp chi tiết dữ liệu giúp người sử dụng dễ dàng đánh giá hiệu quả về việc quản lý cơ sở vật chất cũng như việc vận hành và bảo trì các công trình dự án.

Vai trò cốt lõi của BIM và GIS trong chuyển đổi số ngành xây dựng

Việc tích hợp dữ liệu GIS và BIM cho phép các đơn vị thiết kế và thi công xây dựng thu thập dữ liệu chính xác và đầy đủ, làm cho quá trình thiết kế và quản lý dự án hiệu quả hơn nhiều. Việc tối ưu hóa luồng thông tin giữa công trình và dữ liệu địa lý là rất quan trọng để kết nối BIM và GIS.

Vai trò cốt lõi của BIM và GIS trong chuyển đổi số ngành xây dựng

Tích hợp dữ liệu BIM và GIS.

Mô hình thông tin BIM-GIS có thể được phát triển bao gồm tất cả thông tin về cơ sở hạ tầng tiện ích được sử dụng trong tất cả các giai đoạn như lập kế hoạch, thiết kế, xây dựng và vận hành. BIM và GIS giúp tích hợp dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, tạo ra một hệ thống thông tin toàn diện và chính xác. Điều này giúp các bên liên quan dễ dàng truy cập và sử dụng dữ liệu trong suốt vòng đời của dự án.

Vai trò cốt lõi của BIM và GIS trong chuyển đổi số ngành xây dựng

Vòng đời dữ liệu qua quy trình BIM và GIS.

Những lợi ích khi áp dụng BIM – GIS trong quá trình chuyển đổi số

Chuyển đổi số ngành Xây dựng là việc tích hợp công nghệ vào các quy trình làm việc của dự án xây dựng để có thể khai thác được sức mạnh của tất cả dữ liệu, giúp dữ liệu hoạt động được hiệu quả, năng suất và đảm bảo an toàn hơn. Chính vì thế, khi áp dụng BIM – GIS vào công tác chuyển đổi số sẽ mang đến nhiều lợi ích như:

  • Tích hợp dữ liệu từ nhiều nguồn, tạo ra môi trường thông tin đầy đủ và toàn diện.
  • Quản lý dự án hiệu quả.
  • Giảm thiểu rủi ro và chi phí phát sinh.
  • Nâng cao chất lượng xây dựng công trình.
  • Hỗ trợ đưa ra quyết định kịp thời.
  • Phát triển bền vững.
Vai trò cốt lõi của BIM và GIS trong chuyển đổi số ngành xây dựng

Minh họa hệ thống BIM – GIS tích hợp giữa mô hình thiết kế và nền tảng bản đồ cơ sở.

Có nhiều giải pháp kết hợp công nghệ được đưa ra để ứng dụng trong công tác chuyển đổi số, ví dụ như ứng dụng hệ thống Mobile Mapping gắn trên xe và trên tàu cho công tác lập bản đồ 3D các công trình đường bộ, hạ tầng đô thị và công trình cảng; hay áp dụng xu hướng số hóa vào di sản văn hóa với sự hỗ trợ của BIM, Laser Scanning… Nếu bạn quan tâm đến BIM-GIS cũng như ứng dụng của nó trong chuyển đổi số ngành xây dựng, hãy liên hệ ngay Đất Hợp qua HOTLINE 0903 825 125 để được hỗ trợ nhanh nhất nhé!

>>> Xem thêm: [926/QĐ-BXD] Quyết định phê duyệt đề án chuyển đổi số ngành xây dựng giai đoạn 2024-2025, định hướng đến 2030