Quan trắc khí tượng thủy văn là việc quan sát, đo đạc trực tiếp hoặc gián tiếp một cách có hệ thống các thông số biểu hiện trạng thái, hiện tượng, quá trình diễn biến của khí quyển, nước sông, suối, kênh, rạch, hồ và nước biển. (Khoản 5 Điều 3 Luật khí tượng thủy văn 2015)

  • Quan trắc phải chính xác, liên tục, thống nhất theo quy chuẩn kỹ thuật, quy trình chuyên môn;
  • Kết quả quan trắc phải bảo đảm tính đại diện, phản ánh khách quan điều kiện tự nhiên, hiện trạng các hiện tượng khí tượng thủy văn của khu vực đặt trạm;
  • Thông tin, dữ liệu quan trắc phải được kiểm tra, đánh giá chất lượng.
Ứng dụng trạm quan trắc khí tượng thủy văn trong dự báo lũ lụt.

Ứng dụng trạm quan trắc khí tượng thủy văn trong dự báo lũ lụt.

Thông tin và dữ liệu khí tượng thủy văn có vai trò đối với sự phát triển bền vững, đồng thời đã và đang là nguồn cơ sở dữ liệu đầu vào cho hầu hết những ngành kinh tế, xã hội, đặc biệt là cả 3 giai đoạn phòng chống, ứng phó và khắc phục hậu quả của thiên tai.

Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới và Quỹ Toàn cầu về Giảm nhẹ và Phục hồi thiên tai (báo cáo năm 2020), có khoảng 12 triệu người dân ở các tỉnh ven biển có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi ngập lụt và hơn 35% các khu dân cư nằm dọc bờ biển đang bị xói lở.

Ngành du lịch ven biển chủ yếu dựa vào bãi biển và các hệ sinh thái nguyên sinh, tuy nhiên có đến 42% các khách sạn xây dựng ở khu vực ven biển nằm gần những bãi biển đang bị xói lở.

Hàng năm, người dân sinh sống ở khu vực ven biển chịu ảnh hưởng nặng nề do thiên tai như: Bão, nước dâng, sóng lớn, triều cường, xói lở bờ biển, hạn hán hoặc xâm nhập mặn. Trong đó, bão và nước dâng bão được coi là một trong các loại hình thiên tai có nguy cơ gây rủi ro cho tất cả các vùng ven biển Việt Nam. Đảng, Nhà nước và Chính phủ đã quan tâm phát triển mạng lưới quan trắc biển đảo phục vụ cho công tác dự báo, cảnh báo kịp thời các cơn bão, áp thấp nhiệt đới trước khi đổ bộ vào đất liền.

Nhờ có các trạm quan trắc khí tượng, hải văn biển sẽ giúp cơ quan dự báo giám sát điều kiện thời tiết hải văn và sau này đánh giá xu thế biến đổi khí hậu, thời tiết khí hậu, nước biển dâng. Có đầy đủ thông tin để đánh giá các đặc trưng thủy triều cũng như các dao động dâng/rút do bão, gió mùa góp phần đảm bảo an toàn cho các hoạt động trên biển và công tác chỉ đạo phóng tránh và giảm thiểu thiệt hai do thiên tai biển, vùng ven biển hay trên đất liền.

Từ những nỗ lực của ngành Khí tượng thủy văn, đã có 143 cơn bão và áp thấp nhiệt đới, 348 đợt mưa lớn, hơn 300 đợt không khí lạnh, trên 170 đợt nắng nóng và hơn 126 trận lũ được theo dõi dự báo và cảnh báo. Nhờ đó, giúp các Chính phủ và địa phương kịp thời điều chỉnh và chỉ đạo, giảm thiệt hại tối đa của thiên tai đến đời sống kinh tế và xã hội. Cụ thể, theo đánh giá từ Ban Chỉ đạo quốc gia về PCTT năm 2021, công tác dự báo đã góp phần làm giảm thiệt hại thấp nhất từ đến nay, giảm 54% thiệt hại về người và 78% thiệt hại về kinh tế so với trung bình 10 năm qua.

Lắp đặt Trạm rada thời tiết tại Đảo Hòn Tre, Nha Trang.

Lắp đặt Trạm rada thời tiết tại Đảo Hòn Tre, Nha Trang.

Hằng năm, trung bình các đơn vị dự báo, cảnh báo Khí tượng thủy văn quốc gia tại trung ương
và địa phương đã cung cấp hơn 58.600 bản tin, phục vụ đắc lực cho Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng Chống Thiên Tai và Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và các đơn vị quản lý địa phương.

Qua đó có thể thấy rằng, ngành Khí tượng thủy văn tại Việt Nam đã làm tốt vai trò dự báo, cảnh báo thời tiết và góp phần cung cấp thông tin kịp thời để hỗ trợ các quốc gia thành viên khu vực Đông Nam Á. Từ đó, vị thế và vai trò của ngành Khí tượng thủy văn Việt Nam ngày càng được nâng cao trong khu vực và trên thế giới.

Hệ thống hỗ trợ cảnh báo mưa lũ và dông, sét của Tổng Cục Khí tượng thủy văn.

Hệ thống hỗ trợ cảnh báo mưa lũ và dông, sét của Tổng Cục Khí tượng thủy văn.

Hệ thống hỗ trợ cảnh báo mưa lũ và dông, sét ra mắt từ tháng 10/2023 đã phát huy hiệu quả ban đầu. Hệ thống hỗ trợ cảnh báo mưa lũ và dông sét gồm 3 hệ thống chính và cả 3 hệ thống này sẽ đưa ra các thông tin về bản đồ phân tích và dự báo định lượng mưa cho 6 giờ tiếp theo dựa trên dữ liệu radar thời tiết và dữ liệu đo mưa bề mặt

Hệ thống này còn được tích hợp thông tin cảnh báo về lũ quét và sạt lở đất do mưa gây ra. Mọi diễn biến về tình hình mưa lũ, sạt lở đất trên tất cả các khu vực, lãnh thổ Việt Nam đều được theo dõi, giám sát liên tục thông qua các bản đồ phân tích và dự báo định lượng mưa từ 1 đến 6 giờ. Hiện tại, Hệ thống phân tích và dự báo định lượng mưa từ 1 đến 6 giờ hoạt động ổn định, thông tin dự báo chính xác, kịp thời, phục vụ hiệu quả công tác cảnh báo, dự báo khí tượng thủy văn, thông tin thân thiện với công chúng.

 

>>> Xem thêm: Sử dụng dữ liệu quan trắc khí tượng thủy văn trong nghiên cứu khí hậu