Trắc địa (trắc đạc hay đo đạc) là một ngành khoa học về Trái Đất, chuyên đo đạc và xử lý các số liệu về đo đạc địa hình và địa vật năm trên bề mặt Trái Đất, nhằm vẽ chúng lên mặt phẳng giấy (hay còn gọi là bản đồ). Đây là một ngành yêu cầu độ chính xác của dữ liệu cao, do đó các tiêu chuẩn ngành Trắc địa đã được ban hành nhằm đưa dữ liệu về cơ sở thống nhất chung, đảm bảo an toàn khi sử dụng.
- Các quy phạm đo đạc bản đồ địa hình, địa chính
- 1. 08/2008/QĐ-BTNMT – Quy phạm thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200, 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000 và 1:10000
- 2. QCVN 04:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng lưới tọa độ
- 3. QCVN 11:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về xây dựng lưới độ cao
- 4. Thông tư 973/2001/TT-TCĐC: Hướng dẫn áp dụng hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia VN-2000
- 5. Thông tư số 68:2015/TT-BTNMT: Quy định kỹ thuật đo đạc trực tiếp địa hình phục vụ thành lập bản đồ địa hình và cơ sở dữ liệu nền địa lý tỷ lệ 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000
- Các tiêu chuẩn xây dựng liên quan đến ngành trắc địa
- 1. TCVN 8215-2009: Công trình thủy lợi – Các quy định về thiết kế bố trí thiết bị quan trắc cụm công trình đầu mối
- 2. TCXD 9360-2012: Quy trình kỹ thuật xác định độ lún công trình dân dụng và công nghiệp bằng phương pháp đo cao hình học
- 3. TCVN 9364-2012: Nhà cao tầng – Kỹ thuật đo đạc phục vụ công tác thi công
- 4. TCVN 9398-2012: Công tác trắc địa trong xây dựng công trình – yêu cầu chung
- 5. TCVN 9399-2012: Nhà và công trình xây dựng – Xác định chuyển dịch ngang bằng phương pháp trắc địa
- 6. TCVN 9400-2012: Nhà và công trình xây dựng dạng tháp – Xác định độ nghiêng bằng phương pháp trắc địa
- 7. TCVN 9401- 2012: Kỹ thuật đo và xử lý số liệu GPS trong trắc địa công trình
Các quy phạm đo đạc bản đồ địa hình, địa chính
1. 08/2008/QĐ-BTNMT – Quy phạm thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200, 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000 và 1:10000
Quy phạm 08/2008/QĐ-BTNMT quy định những yêu cầu kỹ thuật cơ bản cho việc đo đạc, thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200, 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000 và 1:10000 theo pháp luật đất đai của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, thống nhất trong cả nước. Theo đó, quá trình đo đạc và thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ theo các tỷ lệ nêu trên và các công việc có liên quan đến bản đồ địa chính phải tuân theo các quy định trong Quy phạm này.
>>> Link xem chi tiết: Quyết định 08/2008/QĐ-BTNMT, Quy pham ban hành kèm theo
2. QCVN 04:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng lưới tọa độ
Quy chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật trong việc xây dựng lưới tọa độ quốc gia và là một thành phần của chuẩn hệ quy chiếu tọa độ quốc gia, áp dụng đối với tổ chức, cá nhân hoạt động đo đạc và bản đồ khi có hoạt động liên quan đến việc xây dựng lưới tọa độ quốc gia ở đất liền, vùng trời và vùng biển thuộc chủ quyền và quyền tài phán của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
>>> Link xem chi tiết: QCVN 04:2009/BTNMT
3. QCVN 11:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về xây dựng lưới độ cao
Quy chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật trong việc xây dựng Lưới độ cao Quốc gia hạng I, II, III và IV; là cơ sở pháp lý để quản lý, thẩm định và phê duyệt các dự án, luận chứng kinh tế kỹ thuật, thiết kế kỹ thuật xây dựng Lưới độ cao. Quy chuẩn áp dụng cho các cơ quan quản lý nhà nước về đo đạc và bản đồ, các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc xây dựng lưới độ cao Quốc gia.
>>> Link xem chi tiết: QCVN 11:2008/BTNMT
4. Thông tư 973/2001/TT-TCĐC: Hướng dẫn áp dụng hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia VN-2000
Theo thông tư 973/2001/TT-TCĐC, khi triển khai các dự án (hoặc luận chứng kinh tế – kỹ thuật) về xây dựng lưới tọa độ ở tất cả các cấp hạng, đo vẽ bản đồ địa hình và đo vẽ bản đồ địa chính cần áp dụng hệ tọa độ quốc gia VN-2000.
>>> Link xem chi tiết: Thông tư 973/2001/TT-TCĐC
5. Thông tư số 68:2015/TT-BTNMT: Quy định kỹ thuật đo đạc trực tiếp địa hình phục vụ thành lập bản đồ địa hình và cơ sở dữ liệu nền địa lý tỷ lệ 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000
Thông tư này quy định các yêu cầu kỹ thuật trong công tác đo đạc trực tiếp địa hình phục vụ việc lập bản đồ địa hình và cơ sở dữ liệu nền địa lý tỷ lệ 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000.
Áp dụng đối với các cơ quan quản lý nhà nước về đo đạc bản đồ, tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện đề án, dự án, nhiệm vụ sản xuất về lĩnh vực đo vẽ bản đồ, xây dựng cơ sở dữ liệu nền địa lý sử dụng phương pháp đo đạc trực tiếp hoặc sử dụng các phương pháp đo đạc khác nhưng có kết hợp với phương pháp đo đạc trực tiếp địa hình.
>>> Link xem chi tiết: Thông tư 68:2015/TT-BTNMT
Các tiêu chuẩn xây dựng liên quan đến ngành trắc địa
1. TCVN 8215-2009: Công trình thủy lợi – Các quy định về thiết kế bố trí thiết bị quan trắc cụm công trình đầu mối
Tiêu chuẩn TCVN 8215-2009 áp dụng để thiết kế bố trí các thiết bị quan trắc cụm công trình đầu mối của các hệ thống thủy lợi, công trình thủy điện thuộc tất cả các cấp và ở mọi giai đoạn thiết kế.
TCVN 8215:2009 được chuyển đổi từ 14TCN 100-2001 theo quy định của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và Nghị định số 127/2007/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
>>> Link xem chi tiết: TCVN 8215-2009
2. TCXD 9360-2012: Quy trình kỹ thuật xác định độ lún công trình dân dụng và công nghiệp bằng phương pháp đo cao hình học
Tiêu chuẩn TCXD 9360-2012 áp dụng để đo và xác định độ lún công trình dân dụng và công nghiệp bằng phương pháp đo cao hình học, ví dụ như: công trình cao tầng có khả năng bị lún, công trình nhạy cảm với lún không đều, công trình đặt trên nền đất yếu…
TCVN 9360:2012 được chuyển đổi từ TCXDVN 271:2002 theo quy định của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và Nghị định số 127/2007/NĐ-CP của chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
>>> Link xem chi tiết: TCXD 9360-2012
3. TCVN 9364-2012: Nhà cao tầng – Kỹ thuật đo đạc phục vụ công tác thi công
Tiêu chuẩn TCVN 9364-2012 áp dụng cho việc kiểm tra và nghiệm thu từng giai đoạn, từ xây dựng cho đến sử dụng công trình, và áp dụng cho việc đo đạc biến dạng công trình trong quá trình xây dựng, cụ thể là cao tầng, các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và tham khảo cho các công trình thấp tầng.
TCVN 9364:2012 được chuyển đổi từ TCXDVN 203:1997 theo quy định của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và Nghị định số 127/2007/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
>>> Link xem chi tiết: TCVN 9364-2012
4. TCVN 9398-2012: Công tác trắc địa trong xây dựng công trình – yêu cầu chung
Tiêu chuẩn TCVN 9398-2012 quy định các yêu cầu kỹ thuật về đo vẽ bản đồ địa hình tỷ lệ lớn và trắc địa công trình, nhằm mục đích cung cấp các dữ liệu chuẩn xác dùng trong thiết kế và thi công xây lắp, giám sát và kiểm định chất lượng công trình xây dựng.
TCVN 9398:2012 được chuyển đổi từ TCXDVN 309:2004 theo quy định của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và Nghị định số 127/2007/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
>>> Link xem chi tiết: TCVN 9398-2012
5. TCVN 9399-2012: Nhà và công trình xây dựng – Xác định chuyển dịch ngang bằng phương pháp trắc địa
Tiêu chuẩn TCVN 9399-2012 quy định các yêu cầu kỹ thuật, các phương pháp cũng như quy trình quan trắc và xử lý số liệu chuyển dịch ngang công trình xây dựng chịu áp lực ngang, hoặc các công trình có nguy cơ bị chuyển dịch hoặc bị trượt trên nền đất.
TCVN 9399:2012 được chuyển đổi từ TCXDVN 351:2005 theo quy định của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và Nghị định số 127/2007/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
>>> Link xem chi tiết: TCVN 9399-2012
6. TCVN 9400-2012: Nhà và công trình xây dựng dạng tháp – Xác định độ nghiêng bằng phương pháp trắc địa
Tiêu chuẩn TCVN 9400-2012 áp dụng để quan sát độ nghiêng của các nhà cao tầng, các hạng mục và các kết cấu trên các công trình công nghiệp như các bồn chứa nhiên liệu, các silo chứa các vật liệu rời, tháp truyền hình, ống khói nhà máy,… và các công trình khác trong giai đoạn thi công cũng như giai đoạn sử dụng.
TCVN 9400:2012 được chuyển đổi từ TCXDVN 357:2005 theo quy định của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và Nghị định số 127/2007/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
>>> Link xem chi tiết: TCVN 9400-2012
7. TCVN 9401- 2012: Kỹ thuật đo và xử lý số liệu GPS trong trắc địa công trình
Tiêu chuẩn TCVN 9401- 2012 quy định các yêu cầu kỹ thuật về việc đo và xử lý số liệu GPS trong các công tác trắc địa công trình liên quan đến thành lập lưới khảo sát công trình, thành lập lưới khống chế mặt bằng phục vụ thi công và quan trắc chuyển dịch ngang công trình.
TCVN 9401:2012 được chuyển đổi từ TCXDVN 364:2006 theo quy định của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và Nghị định số 127/2007/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
>>> Link xem chi tiết: TCVN 9401- 2012
Xem thêm:
>>> Lập bản đồ địa hình sử dụng thiết bị nào?
>>> Hệ tọa độ VN2000 sử dụng phép chiếu nào?
>>> Quan trắc công trình được Nhà nước Việt Nam quy định như thế nào?
>>> Sai số cho phép trong đo đạc địa chính là bao nhiêu?