Tính toán khả năng hấp thụ CO2 của rừng đóng vai trò quan trọng trong công tác định giá và đưa ra giải pháp chi trả môi trường rừng hiệu quả. Công nghệ LiDAR có thể hỗ trợ hiệu quả cho công việc này.
Các phương pháp truyền thống
Việc tính toán khả năng hấp thụ CO2 của rừng trước đây thường gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân chính là khó xác định được chiều cao cây và đường kính của thân cây một cách chính xác và nhanh chóng.
Phương pháp lấy mẫu truyền thống thường dùng máy định vị vệ tinh để xác định diện tích rừng. Thước dây 50m dùng để lập ô mẫu, thước 1.5m dùng đo chu vi thân cây, máy đo chiều cao cây chuyên dụng, cân đồng hồ để đo cân trọng lượng sinh khối tươi các thành phần của cây. Mặc dù có trang bị đủ tất các phương tiện cho việc lấy mẫu, thì cũng sẽ rất khó để đo đếm hết toàn bộ diện tích rừng, hay muốn tính toán sinh khối cũng như quy đổi tín chỉ các-bon (carbon).
Sử dụng công nghệ LiDAR để tính toán khả năng hấp thụ CO2 của rừng
Với công nghệ LiDAR tiên tiến hiện nay, chúng ta hoàn toàn có thể tính toán các chỉ số chính xác của hàng chục hec-ta rừng chỉ trong 1 ngày, trong đó có cả việc tính toán khả năng hấp thụ CO2 của rừng.
Lidar UAV là giải pháp lý tưởng nhất để có thể thu thập được dữ liệu của toàn bộ khu rừng như: hình dạng, chiều cao, thể loại của rừng nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên đối với khu vực rừng rậm thì việc thu thập dữ liệu về thân cây của phương pháp LiDAR UAV là khó khăn và không chính xác.
LiDAR UAV bay khảo sát thu thập dữ liệu rừng từ độ cao vài chục mét trở lên. Có thể quét lấy dữ liệu toàn bộ khu vực rừng rộng lớn trong thời gian ngắn, tuy nhiên các cảm biến Laser cũng rất khó có thể xác định được kích thước của thân cây vì bị che khuất bởi tán lá cây.
Vì vậy, để có thể tính toán đầy đủ dữ liệu cần thiết của cây phục vụ cho việc tính ra tín chỉ các bon (carbon) cần phải bổ sung thêm các thiết bị LiDAR cầm tay (SLAM) hoặc LiDAR mặt đất. LiDAR SLAM hoặc LiDAR mặt đất sẽ thực hiện quét thu thập dữ liệu của thân cây dễ dàng bằng cách gắn trên lưng người khảo sát hoặc trên chân ba đặt máy.
Công nghệ LiDAR (scanning) được trang bị trên thiết bị bay không người lái UAV được gọi là hệ thống LiDAR UAV. Công nghệ LiDAR di động được cầm tay hoặc gắn lên trên các phương tiện di chuyển như ô tô, ba lô đeo lưng. Công nghệ LiDAR trạm mặt đất được đặt trên chân ba cố định. Cả 3 phương pháp này đều được sử dụng cho công tác thu thập và tính toán sinh khối rừng hiệu quả.
Một yếu tố góp phần không thể thiếu trong công tác tính toán khả năng hấp thụ CO2 của rừng cũng như sinh khối rừng đó là các phần mềm chuyên dụng. Phần mềm LiDAR360 có thể xử lý, chuyển đổi tọa độ, tự động phân loại dữ liệu (đám mây điểm-point cloud data) và chỉnh sửa. Đối với phân hệ lâm nghiệp, module Forestry có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ đặc biệt như:
- Phân loại và khai thác lớp thực vật (phân chia địa hình và thực thể để tinh chỉnh).
- Phân đoạn cây đơn.
- Trích xuất tham số (tự động trích xuất tham số cây, tham số quần xã rừng, thay đổi cấu trúc rừng,..).
- Tái tại cảnh 3D rừng.
- Phân tích hồi quy.
Tóm lại, LiDAR360 có thể tự động trích xuất các thông số rừng như mật độ cây, tỷ lệ che phủ rừng và độ cao, đường kính thân, tán cây, thể tích thân đối với từng cây và cả tọa độ chính xác của từng cây.
Nếu quan tâm đến chủ đề “Tính toán khả năng hấp thụ CO2 của rừng bằng Công nghệ LiDAR”, bạn đừng ngần ngại liên hệ đến Đất Hợp qua HOTLINE 0903 825 125 để được giải đáp các thắc mắc một cách nhanh nhất nhé!
>>> Xem thêm: Ứng dụng của máy quét SLAM 3D (SLAM 3D scanner) trong khảo sát