Tiêu chuẩn khảo sát thủy văn S-44 chỉ rõ các tiêu chuẩn tối thiểu cần đạt được tùy thuộc vào mục đích sử dụng kết quả khảo sát thủy văn của khu vực đó. Các cơ quan và tổ chức thủy văn có thể xác định các yêu cần nghiêm ngặt hoặc cụ thể hơn đối với nhũng thay đổi ở cấp quốc gia hoặc các khu vực đặc biệt khi cần thiết.

Những thảo luận chính thức về tiêu chuẩn khảo sát thủy văn S-44

Các thảo luận chính thức để thành lập các tiêu chuẩn cho khảo sát thủy văn bắt đầu từ Hội nghị thủy văn quốc tế (IHC) lần thứ VII năm 1957. Các văn bản được chuyển đến các quốc gia thành viên năm 1959 và 1962 đã ghi lại quan điểm của các quốc gia thành viên và trong hội nghị thủy văn quốc tế (IHC) lần thứ VIII năm 1962 đã thành lập Nhóm công tác (Working group – WG) gồm 5 thành viên (2 thành viên của Mỹ, 1 thành viên Brazil, 1 thành viên Finland). Nhóm này đã thông báo bằng thư tín và tổ chức 2 cuộc họp kết hợp với IHC lần thứ IX năm 1967 và chuẩn bị các văn bản cho Ấn phẩm đặc biệt số S-44.

Hiện tại ấn phẩm mới nhất là bản 6.1.0 được phát hành tháng 10 năm 2022.

Các hạng khảo sát được quy định trong tiêu chuẩn khảo sát thủy văn S-44

Các Hạng khảo sát được coi là chấp nhận được nhằm cho phép các Văn phòng/Tổ chức thủy đạc sản xuất các sản phẩm hàng hải cho phép tàu thuyền di chuyển an toàn qua các khu vực đã được khảo sát. Bởi vì có các yêu cầu khác nhau về độ sâu vùng nước và các loại tàu dự kiến, bốn Hạng khảo sát khác nhau đã được xác định; mỗi Hạng này được thiết kế để đáp ứng hàng loạt các nhu cầu.

– Hạng đặc biệt:

Đây là Hạng nghiêm ngặt nhất trong các Hạng và sử dụng Hạng này chỉ dành cho những khu vực mà khoảng không dưới ky tàu là rất nguy hiểm. Bởi vì khoảng không dưới ky tàu rất cần thiết khi rà quét toàn bộ đáy biển và kích thước của các đối tượng được phát hiện bởi cuộc tìm kiếm phải được giữ lại.

Độ khoảng không dưới ky tàu là cần thiết và Hạng đặc biệt sẽ không được tiến hành ở khu vực vùng nước sâu hơn 40 mét. Ví dụ về các khu vực có thể đảm bảo cho các cuộc khảo sát Hạng đặc biệt là: khu vực cảng, cầu cảng và luồng tàu.

Hạng khảo sát thủy văn đặc biệt được tiến hành ở khu vực cảng, cầu cảng và luồng tàu.

Hạng khảo sát thủy văn đặc biệt được tiến hành ở khu vực cảng, cầu cảng và luồng tàu.

– Hạng 1a:

Hạng này dành cho những khu vực có vùng biển rất nông, nơi mà các đối tượng tự nhiên hoặc các đối tượng do con người tạo ra (nhân tạo) trên đáy biển là một mối quan tâm đối với các tàu thuyền đi lại trên mặt biển, dự kiến sẽ đi qua khu vực nơi khoảng không dưới ky tàu ít quan trọng hơn so với Hạng đặc biệt ở trên. Bởi vì các đối tượng do con người tạo ra hoặc các đối tượng tự nhiên có thể tồn tại liên quan đến việc hàng hải trên mặt biển, do vậy cần phải có một cuộc rà quét toàn bộ đáy biển, tuy nhiên kích thước của các đối tượng địa lý được phát hiện ở Hạng 1a lớn hơn Hạng đặc biệt.

Khoảng không dưới ky tàu sẽ ít quan trọng hơn khi độ sâu tăng lên, do đó kích thước của các đối tượng được phát hiện khi rà quét toàn bộ đáy biển cũng tăng lên ở các khu vực có độ sâu vùng nước lớn hơn 40 mét. Hạng khảo sát 1a có thể được giới hạn ở khu vực có độ sâu nhỏ hơn 100 mét.

– Hạng 1b:

Hạng 1b dành cho các khu vực vùng nước có độ sâu nhỏ hơn 100 mét khi việc miêu tả tổng quát về đáy biển được xem là phù hợp với việc vận tải bằng tàu thuyền trên mặt biển dự kiến sẽ đi qua khu vực này. Hạng này không yêu cầu rà quét toàn bộ đáy biển, điều này có nghĩa là một số đối tượng có thể bị bỏ qua mặc dù khoảng cách lớn nhất giữa các tuyến khảo sát được chấp nhận sẽ giới hạn kích thước của đối tượng mà có thể vẫn không bị phát hiện.

Hạng khảo sát này chỉ được khuyến cáo khi khoảng không dưới ky tàu không được xem là một vấn đề. Ví dụ như khu vực mà đặc tính đáy biển có khả năng có một đối tượng tự nhiên hoặc nhân tạo trên bề mặt đáy biển gây nguy hiểm cho các tàu thuyền thông thương trên mặt biển dự kiến ít có khả năng di chuyển qua khu vực này.

– Hạng 2:

Đây là Hạng ít nghiêm ngặt nhất và được dành cho các khu vực có độ sâu vùng nước mà sự miêu tả chung về đáy biển được coi là phù hợp. Các cuộc khảo sát Hạng 2 được khuyến cáo ở khu vực có giới hạn độ sâu lớn hơn 100 mét, khi độ sâu vùng nước vượt quá 100 mét thì sự tồn tại của các đối tượng tự nhiên hoặc nhân tạo đủ lớn để tác động lên tàu thuyền qua lại trên mặt biển và vẫn chưa bị phát hiện bởi một cuộc khảo sát Hạng 2 được coi là khó xảy ra.

Tiêu chuẩn khảo sát thủy văn hạng 2 được khuyến cáo ở khu vực giới hạn độ sâu lớn hơn 100 mét.

Tiêu chuẩn khảo sát thủy văn hạng 2 được khuyến cáo ở khu vực giới hạn độ sâu lớn hơn 100 mét.

Bảng yêu cầu các thông số đối với các hạng khảo sát

Tham khảo Hạng Đặc biệt 1a 1b 2
Chương 1 Mô tả về khu vực khảo sát Khu vực có độ sâu nước dưới ky tàu rất nguy hiểm Khu vực có độ sâu nhỏ hơn 100 mét, nơi khoảng không dưới ky tàu là ít nguy hiểm hơn, nhưng các đối tượng ảnh hưởng đến việc hàng hải trên mặt biển có tồn tại Khu vực có độ sâu nhỏ hơn 100 mét, nơi khoảng không dưới ky tàu là không được xem là một vấn đề đối với các tàu thuyền hàng hải trên mặt biển dự kiến sẽ đi qua khu vực này Khu vực có độ sâu lớn hơn 100 mét mà sự mô tả chung về đáy biển được xem là phù hợp.
Chương 2 THU lớn nhất được phép với độ tin cậy 95% 2 mét 5 mét + 5% giá trị độ sâu 5 mét + 5% giá trị độ sâu 20 mét + 10% giá trị độ sâu
Mục 3.2 và Ghi chú 1 TVU lớn nhất được phép với độ tin cậy 95% a = 0.25 mét
b = 0.0075
a = 0.5 mét
b = 0.013
a = 0.5 mét
b = 0.013
a = 1 mét
b = 0.023
Bảng chú giải và ghi chú 2 Rà quét toàn bộ đáy biển Được yêu cầu Được yêu cầu Không yêu cầu Không yêu cầu
Mục 2.1
Mục 3.4
Mục 3.5 và ghi chú 3
Phát hiện đối tượng Các đối tượng hình khối có độ cao >1 mét Các đối tượng hình khối có độ cao >2 mét ở độ sâu nhỏ hơn 40 mét; hoặc 10% giá trị độ sâu ở khu vực có độ sâu lớn hơn 40 mét Không áp dụng Không áp dụng
Mục 3.6 và ghi chú 4 Khoảng cách tối đa giữa các tuyến khảo sát Không định rõ như việc rà quét toàn bộ đáy biển đã yêu cầu Không định rõ như việc rà quét toàn bộ đáy biển đã yêu cầu 3 x độ sâu trung bình hoặc 25 mét, tùy theo giá trị nào lớn hơn. Khoảng cách tối thiểu của 1 điểm đo sâu bằng LIDAR là 5 x 5 mét 4 x độ sâu trung bình
Chương 2 và ghi chú 5 Xác định vị trí các phương tiện bảo đảm hàng hải đặt cố định, các đối tượng địa hình cần thiết cho hàng hải (độ tin cậy 95%) 2 mét 2 mét 2 mét 5 mét
Chương 2 và ghi chú 5 Xác định vị trí đường bờ và các đối tượng địa hình ít quan trọng cho hàng hải 10 mét 20 mét 20 mét 20 mét
Chương 2 và ghi chú 5 Vị trí trung bình của các phương tiện bảo đảm hàng hải được đặt nổi 10 mét 10 mét 10 mét 20 mét

Những mô tả trên có thể cho chúng ta cái nhìn sơ lược về các yêu cầu được đề cập đến trong tiêu chuẩn S-44 này, toàn bộ nội dung chi tiết có thể tham khảo ở tài liệu được xuất bản bởi tổ chức IHO tại: Tiêu chuẩn khảo sát thủy văn S-44.

Bài viết trên đã đề cập đến tiêu chuẩn khảo sát thủy văn S-44 cùng với thông số đối với từng hạng khảo sát. Ngoài ra, nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về khảo sát thủy văn, hãy liên hệ ngay đến Đất Hợp qua HOTLINE 0903 825 125 để được hỗ trợ và tư vấn nhanh chóng nhất!

>>> Xem thêm: 5 kiểu dữ liệu thủy văn và ứng dụng của chúng