Công tác đo đạc địa chính là việc ghi lại thông tin vị trí, ranh giới, quyền sử dụng, chất lượng, hay số lượng của một khu vực đất để lập bản đồ địa chính. Việc đo đạc không tránh khỏi sai số, tuy nhiên sai số trong đo đạc địa chính cần phải đáp ứng được các quy định của Nhà nước. Hãy cùng Đất Hợp tìm hiểu cụ thể về sai số cho phép trong đo đạc địa chính qua bài viết dưới đây.

Các yếu tố cơ bản trong đo đạc địa chính

Bản đồ địa chính được các cơ quan có thẩm quyền thống kê để đáp ứng cho các công việc liên quan về đất đai, chẳng hạn như: Quy hoạch, thu thuế, đền bù, các thủ tục thế chấp, chuyển nhượng, thừa kế,…

Đo đạc địa chính là công việc ghi lại thông tin giúp thành lập bản đồ địa chính.

Hình 1. Đo đạc địa chính là công việc ghi lại thông tin giúp thành lập bản đồ địa chính.

Trong đo đạc địa chính, có 5 yếu cơ bản cấu thành:

  • Điểm: Là vị trí tại thực địa được đánh dấu bằng những dấu mốc đặc biệt. Điểm bao gồm các điểm khống chế tọa độ, điểm khống chế ảnh ngoại nghiệp, điểm khống chế đo vẽ, điểm độ cao Quốc gia các hạng, hay điểm địa chính,…
  • Đường: Những đoạn thẳng, đường thẳng hoặc đường cong nối các điểm tại thực địa. Đây là yếu tố cấu thành nền khung, lưới cho bản đồ.
  • Mốc giới quy hoạch: Những mốc quy hoạch, chỉ giới quy hoạch, hành lang bảo vệ đường điện cao thế, hành lang an toàn giao thông, bảo vệ đê điều cần phải được thể hiện đầy đủ trên bản đồ địa chính.
  • Thửa đất: Là yếu tố cơ bản của đất đai, được phân biệt giữa các thửa bằng những đường viền khép kín, nét liền (gọi là ranh giới theo hệ thống kí hiệu bản đồ).
  • Yếu tố tự nhiên, nhân tạo trên thửa đất: Chỉ thể hiện các công trình chính, không thể hiện công trình tạm thời (đối với khu đô thị, nơi Nhà nước giao, cho thuê đất) và không thể hiện công trình xây dựng (đối với đất nông thôn).

Tại sao cần có sai số cho phép trong đo đạc địa chính?

Đo đạc địa chính đòi hỏi sự khắt khe về độ chính xác của các con số, kết quả. Thế nhưng, trong quá trình thực hiện đo đạc địa chính, việc đạt được độ chính xác hoàn toàn đến 100% là rất khó và sẽ khó tránh khỏi ảnh hưởng từ sai số.

Để chắc chắn rằng các con số đo đạc có được độ chính xác cần thiết, sai số cho phép trong đo đạc địa chính được quy định rõ ràng, cụ thể trong pháp luật Việt Nam. Việc thiết lập các điều luật về sai số cho phép trong đo đạc địa chính nhằm đáp ứng các vấn đề sau:

  • Đảm bảo quyền lợi cho người chủ sở hữu, cũng như người sử dụng đất.
  • Đảm bảo cán bộ, cơ quan quản lý địa chính làm việc một cách nghiêm túc, nghiêm ngặt hơn.

Thiết lập sai số cho phép trong đo đạc địa chính giúp đảm bảo quyền lợi người sử dụng đất.

Hình 2. Thiết lập sai số cho phép trong đo đạc địa chính giúp đảm bảo quyền lợi người sử dụng đất.

Quy định về sai số cho phép trong đo đạc địa chính

Quy định về sai số cho phép trong đo đạc địa chính được quy định rõ ràng, cụ thể theo Điều 7 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT như sau:

– Quy định 1: Sai số trung phương

Sai số trung phương vị trí mặt phẳng của điểm trạm đo, điểm khống chế đo vẽ so với điểm khởi tính sau khi bình sai không vượt quá 0,1 mm dựa theo tỷ lệ của bản đồ cần lập.

– Quy định 2: Sai số điểm góc khung bản đồ

Sai số của điểm góc khung bản đồ, giao điểm của lưới kilomet, các điểm địa chính, các điểm tọa độ quốc gia, hay các điểm có tọa độ khác được quy định bằng 0 (không có sai số) trên bản đồ địa chính.

– Quy định 3: Sai số của độ dài cạnh khung

Với bản đồ địa chính dạng giấy, sai số của độ dài cạnh khung không quá 0,2 milimet, đường chéo không quá 0,3 mm, khoảng cách giữa điểm tọa độ với điểm góc khung (hay giao điểm lưới km) không quá 0,2 mm so với giá trị lý thuyết.

– Quy định 4: Sai số vị trí điểm bất kỳ

Sai số vị trí điểm bất kỳ trên ranh giới thửa đất được biểu thị lên bản đồ địa chính dạng số so với vị trí điểm khống chế đo vẽ gần nhất không vượt quá:

  1. 5cm với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200.
  2. 7cm với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500.
  3. 15cm với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000.
  4. 30cm với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000.
  5. 150cm với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000.
  6. 300cm với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10.000.
  7. Sai số vị trí điểm tại điểm c và d trong quy định 4 này được phép tăng 1,5 lần đối với đất nông nghiệp được đo vẽ bản đồ địa chính ở tỷ lệ 1:1000, 1:2000.

– Quy định 5: Sai số tương hỗ vị trí của 2 điểm

Sai số tương hỗ vị trí của 2 điểm bất kỳ trên ranh giới của thửa đất được biểu diễn trên bản đồ địa chính dạng số so với khoảng cách thực tế tại thực địa được đo trực tiếp hay gián tiếp từ cùng một trạm máy không vượt hơn 0,2mm tùy theo tỷ lệ bản đồ cần lập. Nhưng đối với thửa đất cạnh chiều dài dưới 5 mét thì không vượt trên 4 centimet.

Với đo vẽ bản đồ địa chính đất nông nghiệp ở tỷ lệ 1:1000 và 1:2000 thì sai số tương hỗ vị trí 2 điểm bất kỳ như trên được phép tăng 1,5 lần.

– Quy định 6: Vị trí của các mốc địa giới hành chính

Vị trí của các điểm mốc địa giới hành chính được xác định theo độ chính xác của điểm khống chế đo vẽ.

– Quy định 7: Kiểm tra đồng thời sai số vị trí điểm so với sai số tương hỗ vị trí điểm và điểm khống chế gần nhất

Trong quá trình kiểm tra sai số, cần đồng thời kiểm tra cả sai số vị trí điểm so với sai số tương hỗ vị trí điểm và điểm khống chế gần nhất. Khi kiểm tra, trị tuyệt đối sai số lớn nhất không được phép vượt quá trị tuyệt đối sai số cho phép. Đồng thời, cần đảm bảo rằng số lượng sai số kiểm tra có giá trị gần bằng hoặc bằng trị tuyệt đối sai số lớn nhất cho phép (khoảng từ 90% đến 100%) không quá 10% tổng số các trường hợp kiểm tra.

Lưu ý, mọi sai số trong trường hợp nêu trên không được xuất hiện mang tính hệ thống.

Cần làm gì khi xuất hiện sai số trong đo đạc địa chính?

Tùy theo mỗi trường hợp khi xuất hiện sai số đo đạc địa chính, người sở hữu, thực hiện sẽ có những cách giải quyết phù hợp. Sau đây là hai trường hợp xuất hiện sai số thường gặp nhất:

– Trường hợp 1: Sai số cho phép trong quy định đo đạc địa chính

Nếu sai số nằm trong mức được cho phép thì chủ sở hữu có thể yên tâm rằng việc đo đạc địa chính đã được thực hiện chính xác. Đồng thời, diện tích đất nhận được chính là diện tích đất đang được sử dụng trên thực tế.

– Trường hợp 2: Sai số ngoài quy định cho phép trong đo đạc địa chính

Với trường hợp này, các chủ sở hữu cần làm đơn xin phép đo lại diện tích đất:

  • Sau khi hoàn tất đo lại, nếu đúng như là kết quả đo lần trước, diện tích, ranh giới thực tế nhiều hơn hay ít hơn so với kết quả từ cán bộ thì sẽ được cập nhật lại trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo số diện tích thực tế.

Minh họa giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Hình 3. Minh họa giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

  • Đối với trường hợp kết quả giống với cán bộ đo, dù có sai so với thực tế nhưng nếu là sai số cho phép thì ranh giới, diện tích vẫn là kết quả ban đầu.

Khi kết quả đo đạc địa chính khác với diện tích, ranh giới được thể hiện trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (đã được xác định không nằm trong sai số cho phép trong đo đạc địa chính) thì chủ sở hữu, người sử dụng đất cần phải liên hệ với Ủy ban nhân dân để thực hiện xem xét đo lại. Xem thêm: Thiết bị định vị vệ tinh GNSS Trimble R12i với độ chính xác đảm bảo được dùng trong đo đạc địa chính >>>

Mong rằng qua bài viết, bạn đã hiểu được các quy định về sai số cho phép trong đo đạc địa chính, cũng như cần làm gì khi đo đạc địa chính xuất hiện sai số. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về đo đạc địa chính, hay thiết bị đo đạc bản đồ, liên hệ ngay đến HOTLINE 0903 825 125 để được hỗ trợ, tư vấn nhanh chóng nhất!

>>> Xem thêm: Giảm thiểu sai số trong đo đạc bằng cách nào?

Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ:

Untitled 1 01 01

CÔNG TY TNHH ĐẤT HỢP
Địa chỉ: Số 2, Đường số 4, Khu nhà ở Vạn Phúc 1, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM
Tel: (028).3.6208.606
Mobile: 0903 825 125
Email: cskh@dathop.com.vn
Website: https://dathop.com/  –  https://dathop.com.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/DatHopCompany