Công tác khảo sát và thành lập bản đồ dưới nước tạo cơ sở dữ liệu quan trọng và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, do đó, quy trình khảo sát và thành lập bản đồ dưới nước cũng là vấn đề được nhiều đơn vị quan tâm. Hãy cùng Đất Hợp tìm hiểu chi tiết hơn về “Quy trình khảo sát và thành lập bản đồ dưới nước” qua bài viết dưới đây.

Khảo sát và thành lập bản đồ dưới nước được ứng dụng như thế nào?

Công tác khảo sát và thành lập bản đồ dưới nước tạo cơ sở dữ liệu quan trọng, được ứng dụng trong:

  • Quy hoạch vùng kinh tế biển (bến cảng, vân tải biển, điện gió, dầu khí, nuôi trồng thủy sản…).
  • Đảm bảo an toàn hàng hải, đảm bảo an ninh quốc phòng, cứu hộ cứu nạn, nghiên cứu sinh thái biển.
  • Biên vẽ bản đồ địa hình đáy biển, hải đồ điện tử GIS…
  • Xem thêm: 5 thành phần của GIS. Vì sao GIS ngày càng quan trọng >>>

Quy trình khảo sát và thành lập bản đồ dưới nước

– Bước 1: Chuẩn bị, thiết kế kỹ thuật, lắp đặt, kiểm nghiệm và hiệu chuẩn hệ thống.

  • Các máy móc, thiết bị sử dụng trong khảo sát và thành lập bản đồ dưới nước (chủ yếu là hệ thống đo sâu) phải đồng bộ, đáp ứng yêu cầu độ chính xác theo tỷ lệ bản đồ và được kiểm tra, kiểm nghiệm theo quy định của từng loại. Các tài liệu kiểm nghiệm máy, thiết bị kỹ thuật được lưu trữ cùng bản đồ gốc.
  • Trước khi thi công phải thu thập tư liệu và lập thiết kế kỹ thuật dự toán cho khu đo.
  • Chỉ tiến hành thi công khi tất cả các kết quả kiểm nghiệm và hiệu chuẩn đạt yêu cầu. Việc thi công phải theo đúng thiết kế kỹ thuật dự toán đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

– Bước 2: Đo đạc, xử lý và phân tích dữ liệu.

+ Cài đặt và thu thập số liệu:

  • Các tham số cấu hình và hiệu chuẩn cho tàu đo cần được kiểm tra trước khi khảo sát.
  • Giám sát trực tuyến quá trình thu thập dữ liệu để xử lý, khắc phục ngay trong ca đo.
  • Trước khi đo đạc phải đo mặt cắt tốc độ âm tại khu đo và nhập vào hệ thống để cải chính tức thời khi đo đạc.
  • Tốc độ tàu đo phải đảm bảo đúng với thiết kế. Khi tàu quay, phải chú ý đảm bảo tốc độ và đủ thời gian cho các bộ cảm biến sóng ổn định trở lại (theo đúng yêu cầu của thiết bị cải chính sóng) trước khi vào đường đo mới.
  • Trong khi đo đạc phải theo dõi các số liệu đo được để phát hiện các bất thường khi đo. Trường hợp các số liệu đo có sai số vượt quá mức cho phép phải tạm thời dừng đo để khắc phục trước khi tiếp tục ca đo.
  • Các tuyến chạy thiết kế được phép thay đổi cho phù hợp với thực tế để đảm tỷ lệ loại bản đồ.
  • Người đo phải chú ý quan sát các số liệu đo sâu, đo sóng và tín hiệu GPS trên màn hình Survey. Khi xử lý phải dùng phần mềm có chức năng nội suy thủy triều, vận tốc âm để cải chính vào các mốc thời gian thu số liệu.
  • Khi tiến hành khảo sát xong mỗi đường phải sao lưu dữ liệu ngay. Dùng một bản sao số liệu thu được và số liệu thủy triều dự tính cho khu đo để xử lý số liệu ngay trên tàu. Nếu phát hiện các vùng dữ liệu thiếu phải đo bổ sung ngay trong kỳ khảo sát.
  • Sổ đo phải được lập và ghi chép đầy đủ, chi tiết từ khi bắt đầu khảo sát đến khi kết thúc khảo sát.
  • Ghi nhật ký khảo sát: Mỗi đường đo, người vận hành phải ghi sổ chi tiết các thông tin sau: Tên đường (line), hướng chạy, thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc, vận tốc tàu, thời điểm và nội dung phát hiện thông tin mới trên các số liệu thu được, tên tệp, đường dẫn lưu tệp số liệu các loại.

>>> Xem thêm: NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG MÁY ĐO SÂU HỒI ÂM ĐA TIA TRONG CÔNG TÁC KHẢO SÁT CÔNG TRÌNH TẠI VIỆT NAM

+ Xử lý số liệu:

  • Xử lý số liệu thủy triều, chuyển các số liệu quan trắc được về mặt qui chiếu độ cao quy định.
  • Xử lý số liệu định vị cho các điểm đo sâu đối với trường hợp sử dụng phương pháp xử lý sau.
  • Đưa các bộ số liệu thu được vào phần mềm xử lý.
  • Kiểm tra sự thống nhất, đồng bộ về thời gian của số liệu thủy triều, định vị, đo sâu,…v..v.
  • Các giá trị sóng không có dạng hình sin và có chu kỳ không đồng đều phải được đánh dấu để xem xét, đánh giá kỹ lưỡng.
  • Tùy thuộc vào phần mềm sử dụng áp dụng một số mặt cắt tốc độ âm được nội suy theo thời gian, khoảng cách, vị trí hoặc theo các vùng được lựa chọn. Phân tích dữ liệu độ sâu để phát hiện chênh lệch về độ sâu còn tồn tại. Thay đổi phương pháp hiệu chỉnh tốc độ âm hoặc thay đổi sang một mặt cắt tốc độ âm khác để giảm sai số về độ sâu.
  • Số liệu đo được chia thành các vùng nhỏ tùy theo khả năng của từng phần cứng, phần mềm (số điểm giới hạn) để biên tập. Khi biên tập phải loại bỏ các điểm có độ sâu đột biến để tránh mất dữ liệu đối với các địa vật đặc biệt dưới đáy biển (địa vật dạng cột, dạng dây treo, dạng hố,…vv). Việc làm trơn dữ liệu cũng phải được thực hiện chỉ sau khi đã chắc chắn không làm sai địa hình.
  • Dữ liệu xử lý xong phải chuyển thành dạng X, Y, H tương thích cho phần mềm biên tập bản đồ, cơ sở dữ liệu cụ thể.

– Bước 3. Thành lập và biên tập bản đồ.

  • Bản đồ địa hình đáy biển được thành lập theo các quy định hiện hành đối với từng tỷ lệ tương ứng.
  • Đối với công tác đo đạc, thành lập bản đồ địa hình đáy biển cho các dự án được lập trên cơ sở của Quy định kỹ thuật thành lập bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ 1:50.000 và Định mức kinh tế – kỹ thuật đo đạc bản đồ, thì phải đảm bảo được khoảng cách giữa các tuyến số liệu đo đạt 1cm trên bản đồ (100m cho tỷ lệ 1:10.000, 500 m với tỷ lệ 1:50.000).
  • Đối với các dự án có yêu cầu khảo sát đặc biệt chi tiết, việc thành lập bản đồ địa hình đáy biển bằng máy đo sâu hồi âm đa tia phải quét toàn bộ đáy biển. Đối với các vùng biển có tầm quan trọng lớn trong đảm bảo hàng hải, công tác đo sâu hồi âm đa tia còn phải đảm bảo phát hiện được các vật thể có khả năng gây hại cho tàu thuyền qua lại.
  • Sau khi có số liệu địa hình dạng X, Y, H và thông tin về chất đáy, việc thành lập và biên tập bản đồ gốc số địa hình đáy biển được thực hiện theo các quy định của pháp luật về thành lập và biên tập bản đồ.

– Bước 4: Kiểm tra, nghiệm thu và giao nộp sản phẩm.

  • Trong quá trình thực hiện đo đạc địa hình đáy biển bằng máy đo sâu hồi âm, các đường đo cắt được sử dụng để kiểm tra, đánh giá kết quả đo đạc, tìm ra các sai lệch trong khảo sát.
  • Số liệu đo sâu, đo kiểm tra sau xử lý cuối cùng phải đảm bảo không được vượt quá 5% độ lệch độ sâu (độ cao) của các ô số liệu đo sâu – đo cắt có giá trị lớn hơn 0,5% độ sâu đo được.
  • Việc kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm bản đồ địa hình đáy biển được đơn vị có trách nhiệm giám sát, thẩm định thực hiện theo Hướng dẫn kiểm tra, thẩm định nghiệm thu công trình, sản phẩm đo đạc và bản đồ ban hành kèm theo Thông tư số 02/2007/TT-BTNMT ngày 12 tháng 02 năm 2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
  • Sản phẩm giao nộp:

+ Kết quả đo kiểm nghiệm, hiệu chuẩn hệ thống.
+ Báo cáo tổng kết kỹ thuật phải nêu chi tiết về trang thiết bị sử dụng, phương pháp đo, ghi chép dữ liệu, quá trình xử lý dữ liệu, miêu tả thời gian, quy trình và kết quả kiểm nghiệm, hiệu chuẩn, tốc độ âm sử dụng để tính toán độ sâu, các quá trình lọc điểm, hiệu chỉnh dữ liệu thô và độ chính xác của kết quả thu được.
+ Mô hình số độ sâu địa hình đáy biển.
Bản đồ địa hình đáy biển.

  • Các đơn vị thi công có trách nhiệm giao nộp, lưu trữ các sản phẩm, các tài liệu gốc đo đạc bản đồ địa hình đáy biển theo đúng các quy định tại các văn bản pháp luật hiện hành.

Để biết thêm chi tiết về quy trình khảo sát và thành lập bản đồ dưới nước cũng như các thiết bị giúp khảo sát và thành lập bản đồ dưới nước với độ chính xác cao, hãy liên hệ ngay HOTLINE 0903 825 125, Đất Hợp sẽ hỗ trợ nhanh nhất!

>>> Xem thêm: Định vị trong đo sâu sử dụng thiết bị nào?

Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ:

Untitled 1 01 01

CÔNG TY TNHH ĐẤT HỢP
Địa chỉ: Số 2, Đường số 4, Khu nhà ở Vạn Phúc 1, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM
Tel: (028).3.6208.606
Mobile: 0903 825 125
Email: cskh@dathop.com.vn
Website: https://dathop.com/  –  https://dathop.com.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/DatHopCompany