Khảo sát địa hình là công việc quan trọng cần bám sát quy trình. Thế nhưng không phải bất kỳ ai cũng nắm rõ về quy trình khảo sát địa hình. Bài viết sau đây, Đất Hợp sẽ cung cấp những thông tin về quy trình khảo sát địa hình cơ bản hiện nay.

Tầm quan trọng của khảo sát địa hình

– Khảo sát địa hình là gì?

Khảo sát địa hình bao gồm các công việc liên quan đến thu thập các yếu tố địa vật, tính toán, đo đạc, định vị, nghiên cứu điều kiện tự nhiên của mặt đất tại một khu vực, địa điểm xây dựng công trình.

Quy trình khảo sát địa hình cơ bản hiện nay!

Quy trình khảo sát địa hình là quá trình thu thập thông tin liên quan đến địa vật, điều kiện tự nhiên tại khu vực xây công trình.

Mặt khác, công việc khảo sát địa hình được xem là bước đầu để thu thập thông tin, dữ liệu cần thiết để thành lập bản vẽ theo tỷ lệ và độ chi tiết theo nhu cầu nhằm phục vụ cho quy hoạch, thiết kế, quan trắc lún hay thành lập các loại bản đồ khác nhau.

– Tầm quan trọng của khảo sát địa hình

Công việc khảo sát địa hình quan trọng trong đa dạng lĩnh vực, chẳng hạn như quản lý tài nguyên, quy hoạch đô thị hay xây dựng cơ sở hạ tầng, công trình,…

Tầm quan trọng của khảo sát địa hình được thể hiện thông qua:

  • Cung cấp thông tin và dữ liệu một cách chính xác để đảm bảo công trình xây dựng được thiết kế an toàn và hiệu quả;
  • Giảm thiểu rủi ro và tiết kiệm chi phí nhờ xác định được vị trí xây dựng công trình một cách tối ưu hơn;
  • Dữ liệu cơ sở phục vụ thành lập bản đồ địa hình, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, hỗ trợ việc lên kế hoạch quy hoạch đô thị, khu du lịch, khu dân cư,… để tối ưu hóa và sử dụng đất hợp lý, phát triển cơ sở hạ tầng theo hướng bền vững;
  • Dự báo và đánh giá mức độ tác động của thiên tai, hỗ trợ lên kế hoạch phòng chống và ứng phó kịp thời;
  • Nền tảng để ứng dụng đồng thời phát triển hệ thống thông tin địa lý GIS trong quản lý thông tin, phân tích không gian, địa lý và thành lập bản đồ số.

Quy trình khảo sát địa hình cơ bản hiện nay!

Qua những thông tin trên, có thể thấy rằng khảo sát địa hình có tầm quan trọng vô cùng lớn. Do đó, quy trình khảo sát địa hình cần phải được thực hiện chính xác, chặt chẽ. Dưới đây là quy trình khảo sát địa hình cơ bản:

– Bước 1: Thực hiện khống chế cao độ

Tiến hành công tác đo truyền cao độ công trình từ các điểm cao độ quốc gia thông qua phương pháp thủy chuẩn hình học. Tùy vào yêu cầu của mỗi công trình mà dẫn cấp hạng của từng công trình sẽ khác nhau. Tương ứng đối với cấp hạn thì việc bố trí thiết bị, mia để xây dựng được lưới khống chế cao độ có độ chính xác theo yêu cầu.

Sau khi dẫn mốc cao độ, thực hiện tính toán bình sai một cách chặt chẽ dựa vào phương pháp PVV=min.

– Bước 2: Thực hiện xây dựng lưới khống chế mặt bằng

  • Lưới khống chế mặt bằng được phát triển từ các mốc tọa độ địa chính cơ sở (mốc gốc – Hạng II, III Nhà nước) tại gần khu vực khảo sát:

Căn cứ dựa trên diện tích của mỗi khu vực khảo sát cụ thể để lựa chọn phương án đạt, đủ mốc cơ sở cấp 1 hay cấp 2 theo quy phạm đã được đề ra. Đến gần khu vực tối thiểu thì cần trích lục ít nhất 2 điểm tại mốc tọa độ của nhà nước để có thể thực hiện đo nối tọa độ về mốc cơ sở mỗi cấp thuộc phạm vi vị trí khảo sát.

Bên cạnh đó, cần lưu ý bố trí chính xác những điểm mốc cơ sở trong suốt quá trình đo, chẳng hạn như: thời gian đo, khoảng cách tối đa, bố trí ca đo từ mốc nhà nước cần phải tuân thủ tiêu chuẩn xây dựng (TCVN 9401:2012 về “Kỹ thuật đo và xử lý số liệu GPS trong trắc địa công trình”) cũng như quy định tại Việt Nam.

>>> Xem thêm: 2 bước giúp bình sai lưới khống chế mặt bằng hiệu quả

  • Lưới khống chế đo vẽ cấp 1 và cấp 2 trong khu vực khảo sát:

Sử dụng máy toàn đạc điện tử đã được kiểm nghiệm và hiệu chỉnh chính xác để thực hiện đo, cùng với đó gương được đặt trên bộ đế với chiếu điểm quang học gắn trên chân máy. Phương pháp đo được ứng dụng để thành lập lưới khống chế đo vẽ là góc đo 2 vòng (thuận và đảo kính) với thực hiện đo cạnh 2 lần gồm đo đi và đo về. Sai số khép cạnh tương đối đạt 1/10.000 và sai số đo góc thấp hơn hoặc bằng 12”.

Quy trình khảo sát địa hình cơ bản hiện nay!

Sử dụng máy toàn đạc điện tử để xây dựng lưới khống chế đo vẽ.

Mốc khống chế được cấu tạo từ cây sát có chiều dài 1,2 mét, ф10 và đóng sâu xuống mặt đất. Trên bề mặt của mốc khống chế đổ 1 khối bê tông có độ dày 20 centimet và kích thước 30×30 centimet và mốc khống chế này cao bằng mặt đất. Sau đó, tính toán bình sai một cách chặt chẽ với phương pháp PVV = min.

– Bước 3: Thực hiện đo vẽ địa hình, đo mặt cắt dọc và mặt cắt ngang (ngoại nghiệp)

  • Đối với công tác đo vẽ địa hình:

Sử dụng máy toàn đạc điện tử để đo các vị trí cần thiết, bao gồm cột điện, đường, cao độ hố ga, hàng rào, cống cũng như những điểm đã được vẽ theo ký hiệu có trên bản đồ địa hình. Ngoài ra, tùy theo tỷ lệ bản đồ yêu cầu mà có thể áp dụng thiết bị định vị GNSS RTK hoặc Drone/UAV để thực hiện công tác đo vẽ địa hình.

  • Đối với công tác đo mặt cắt dọc:

Trong quy trình khảo sát địa hình, mỗi một điểm đo đều thể hiện sự thay đổi của địa hình, địa vật trong công trình. Những khoảng cách giữa từng điểm đo buộc phải đáp ứng và tuân thủ theo quy phạm và quy chuẩn nhất định.

Đối với trường hợp địa hình có thay đổi nhưng không thể lường trước được thì đo theo địa hình đó và thể hiện được đặc điểm chính cùng với chiều dài của công trình xây dựng.

Bố trí cọc 20 mét, 100 mét trên chiều dài tuyến đường, dọc theo tuyến thiết kế. Có thể sử dụng thước thép hoặc máy kinh vĩ để đo. Su khi đo xong những điểm cọc chính, cọc phụ thì có thể đo chêm dày để đảm bảo được mật độ điểm trên trắc dọc.

  • Đối với công tác đo mặt cắt ngang:

Khoảng cách giữa những điểm đo không vượt trên 2,3 mét. Trường hợp địa hình đo đặc biệt thì khoảng cách trên có thể rút ngắn hơn. Hoặc khi địa hình đo có sự thay đổi thì nên đo theo địa hình và thể hiện được những điểm thay đổi của địa hình, địa vật trên công trình một cách chính xác.

Đặt thiết bị tại các cọc đã được xác định trên tuyến, sau đó thực hiện đo các mặt cắt ngang tuyến. Lưu ý rằng hướng đo của mặt cắt phải vuông góc cùng với tuyến công trình cần khảo sát, thiết kế.

– Bước 4: Kiểm tra, phân tích và xử lý số liệu (nội nghiệp)

Sau khi thu thập số liệu đo từ máy toàn đạc điện tử, máy định vị GPS, người ta sẽ lấy số liệu đó truyền sang máy tính để có thể tính toàn và thành lập bình đồ. Dựa vào những dữ liệu trên, các kỹ sư có thể thực hiện nghiên cứu, kiểm tra, phân tính và đánh giá, xử lý số liệu nội nghiệp cũng như báo cáo kết quả khảo sát.

Quy trình khảo sát địa hình cần được thực hiện đúng và chặt chẽ, đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật cũng như quy định pháp luật.

Hiện nay, giải pháp khảo sát địa hình đang được cung cấp tại Công ty TNHH Đất Hợp với trọn bộ sản phẩm từ phần cứng đến phần mềm. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về quy trình khảo sát địa hình cũng như các thiết bị phù hợp với nhu cầu công việc, hãy liên hệ ngay đến HOTLINE 0903 825 125 để được hỗ trợ nhanh nhất!

>>> Xem thêm: Giải pháp GNSS RTK trong đo đạc khảo sát địa hình