Thiết bị đo sâu hồi âm đa tia là loại thiết bị quan trọng, không thể thiếu trong hoạt động khảo sát thủy đạc. Tuy nhiên, khi tiến hành lắp đặt và kiểm tra thiết bị đo sâu hồi âm đa tia, người dùng cần đảm bảo đáp ứng đầy đủ các quy định.

Những thiết bị sử dụng trong công tác đo sâu hồi âm

Những thiết bị đo sâu hồi âm được sử dụng bao gồm:

  • Tàu đo: Những tuyến đo sâu yêu cầu phải được thiết kế một cách cụ thể trong bản Thiết kế Kỹ thuật – Dự toán.
  • Thiết bị đo sâu hồi âm đa tia:
    + Tuyến đo sâu yêu cầu phải vuông góc cùng với chiều dốc của bề mặt địa hình, điều này nhằm đảm bảo độ rộng của dải quét được nhất quán;
    + Mật độ của tuyến đo sâu sẽ phụ thuộc dựa trên độ sâu của đáy biển và góc mở của chùm tia trên thiết bị đo sâu hồi âm. Đồng thời, tuyến đo sâu phải được thiết kế sao cho bảo đảm được diện tích quét bằng chùm tia hồi âm sẽ phủ kín bề mặt địa hình đáy biển của toàn bộ khu đo và bảo đảm độ phủ của diện tích được quét giữa hai tuyến đo liền kề không thấp hơn 5% độ rộng của diện tích được quét theo tuyến đo;
    + Những tuyến đo sâu phải được thiết kế một cách cụ thể trong bản Thiết kế Kỹ thuật – Dự toán.
Quy định lắp đặt và kiểm tra thiết bị đo sâu hồi âm đa tia

Một số thiết bị đo sâu hồi âm đa tia của hãng R2Sonic.

Quy định lắp đặt và kiểm tra thiết bị đo sâu hồi âm đa tia

Khi lắp đặt và kiểm tra thiết bị đo sâu hồi âm đa tia, cần đảm bảo các quy định sau:

  • Ăng ten của thiết bị định vị vệ tinh GPS phải được đặt tại vị trí thông thoáng nhằm tránh được các tình trạng nhiễu do sóng điện từ cũng như các các ảnh hưởng đa tuyến (Multipath). Tâm ăng ten của máy phải trùng cùng với tâm cần phát biến của thiết bị đo sâu hồi âm theo một đường thẳng đứng; đối với trường hợp không thể lắp đặt trùng tâm được thì cần phải xác định được các yếu tố lệch tâm và đưa chúng vào phần mềm điều khiển quá trình đo;
  • La bàn con quay hồi chuyển cần phải được lắp đặt một cách chắc chắn trên một bề mặt bằng phẳng sao cho trục của la bàn con quay nằm song song với trục thân tàu; đối với trường hợp không thể lắp đặt song song được thì cần phải xác định được góc lệch giữa trục la bàn số và trục thân tàu, từ đó đưa yếu tố này vào phần mềm để điều khiển quá trình đo. Tương tự như ăng ten máy định định vị, thì 2 ăng ten của la bàn vệ tinh phải được lắp đặt và trên cùng một mặt phẳng ngang. Phải ngang theo thân tàu (để đo được lắc ngang – nghiêng ngang) hoặc lắp dọc theo thân tàu (để đo được lắc dọc – nghiêng dọc);
  • Bộ cảm biến của máy cải chính sóng phải được lắp đặt càng gần trọng tâm của tàu đo càng tốt. Tuy nhiên nên chú ý lắp đúng hướng và đảm bảo rằng lắp đặt chúng trên mặt phẳng ngang cho máy để giảm tối đa những sai lệch hệ thống do việc lắp đặt gây ra;
  • Những đầu phát và thu sóng âm của thiết bị đo sâu hồi âm đa tia phải được lắp đặt chắc chắn, đúng theo hướng yêu cầu và nằm tại vị trí tránh nhiễu âm tốt nhất trên tàu đo. Bên cạnh đó, máy đo tốc độ âm trực tuyến sẽ được lắp đặt ngay tại đầu biến âm của hệ thống.
  • Trước và sau đợt sản xuất,  các thiết bị như máy định vị vệ tinh GPS, máy đo sâu hồi âm, la bàn số cần phải được kiểm nghiệm độ chính xác; đối với thiết bị đo sâu hồi âm còn phải xác định được tốc độ truyền âm thanh trong nước biển tại khu vực đo và nhập giá trị tốc độ truyền âm vào thiết bị;
  • Độ ngập cần phát biến của máy đo sâu hồi âm phải được đo một cách chính xác tính đến đơn vị centimet và nhập vào thiết bị đo sâu hồi âm; cùng với đó, độ ngập cần phát biến này phải được kiểm tra hàng ngày trước khi tiến hành đo và kiểm tra lại sau khi đo;
  • Sau khi lắp đặt toàn bộ hệ thống đo sâu trên tàu đo, thì phải tiến hành đo đạc, xác định được những yếu tố sau:
    + Số đo lệch tâm (Offset) của những thiết bị sử dụng trên tàu khảo sát. Chú ý vào các điểm quan trọng như: trọng tâm của tàu, những điểm mô tả hình dáng, kích thước, hướng của tàu; vị trí lắp đặt ăng ten định vị; ăng ten la bàn (nếu là la bàn vệ tinh); vị trí đặt bộ cảm biến máy cải chính sóng; vị trí đặt đầu biến âm (Transducer) của thiết bị đo hồi âm đa tia; vạch mớn nước;
    + Lập bảng tra cứu sự thay đổi mớn nước của tàu đo theo tốc độ và sự tăng, giảm tải trọng;
    + Độ nghiêng (nghiêng ngang và nghiêng dọc) của mặt lắp bộ cảm biến thiết bị cải chính sóng theo trục tàu cân bằng;
    + Độ nghiêng (nghiêng ngang và nghiêng dọc) của mặt lắp bộ phát/thu sóng âm (đầu biến âm – Transducer) của thiết bị đo sâu hồi âm đa tia theo trục tàu cân bằng;
    + Độ lệch hướng do lắp đặt của la bàn, đầu biến âm, bộ cảm biến sóng theo trục tàu cân bằng.
Quy định lắp đặt và kiểm tra thiết bị đo sâu hồi âm đa tia

Tuân thủ quy định lắp đặt và kiểm tra thiết bị đo sâu hồi âm khi thực hiện công tác đo sâu và khảo sát thủy đạc.

Lưu ý, tất cả những vị trí lắp đặt của các thiết bị đều phải được thể hiện trên hệ tọa độ không gian với gốc tọa độ chính là trọng tâm của tàu, trục Y trùng theo hướng của mũi tàu, trục X vuông góc cùng với trục Y hướng sang phải. Trục Z vuông góc với mặt phẳng tạo bởi hai trục X, Y và hướng lên trên. Sai số vị trí của các điểm lệch tâm so với gốc tọa độ này không vượt quá ± 1cm. Sai số đo các góc của các thiết bị đã lắp không vượt quá ± 0,1 độ;

  • Thiết kế các tuyến đo sâu và tham số chuyển đổi hệ quy chiếu phải nhập vào phần mềm điều khiển quá trình đo; tham số chuyển đổi hệ quy chiếu phải được kiểm tra hàng ngày trước khi đo.

Hy vọng rằng qua bài viết này, Đất Hợp đã cung cấp những kiến thức cần biết về quy định lắp đặt và kiểm tra thiết bị đo sâu hồi âm trong công tác đo sâu và khảo sát thủy đạc. Ngoài ra, nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về thiết bị, cũng như vận hành hệ thống đo sâu hồi âm, hãy liên hệ ngay đến HOTLINE 0903 825 125 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng nhất!

>>> Xem thêm: 3 yếu tố ảnh hưởng đến tín hiệu sóng âm của máy đo sâu