Công tác quan trắc công trình sẽ được nhà thầu thi công xây dựng thực hiện trong nhiều trường hợp khác nhau. Cụ thể quan trắc công trình là gì? Và công tác quan trắc gồm những loại nào? Bài viết dưới đây Đất Hợp sẽ thông tin đến bạn.
Quan trắc công trình là gì?
Hiện nay, ngành xây dựng phát triển mạnh mẽ, các công trình về nhà ở, nhà cao tầng, đường sá, cầu cống, công nghiệp….ngày càng nhiều. Do đó, các công tác về việc đo đạc, quan trắc cũng phát triển theo. Các số liệu từ kết quả quan trắc công trình sẽ là cơ sở để đánh giá tình trạng của công trình có đang gặp sự cố không (nún, lứt, nghiêng, đổ vỡ…), giúp chúng ta có một cái nhìn chính xác hơn về chất lượng và độ an toàn của công trình, từ đó có sẽ có phương án tốt nhất cho công trình.
Quan trắc công trình theo Khoản 7, Điều 2, Nghị định số 06/2021/NĐ-CP được định nghĩa như sau: “Quan trắc công trình là hoạt động theo dõi, đo đạc, ghi nhận lại sự biến đổi hình học, biến dạng, chuyển dịch và các thông số kỹ thuật khác của công trình và môi trường theo thời gian.”
Công tác quan trắc công trình sẽ được nhà thầu thi công xây dựng thực hiện trong những trường hợp như:
- Công trình trọng điểm quốc qua.
- Công trình xảy ra hiện tượng bất thường có thể là nghiêng, lún, sụt,… khi ấy cần quan trắc để đánh giá lại và tìm ra nguyên nhân để có biện pháp khắc phục kịp thời hoặc ngăn ngừa sự cố xảy ra với công trình.
- Dựa theo quy định kỹ thuật, bản vẽ thiết kế được phê duyệt và thiết kế biện pháp thi công đã được chấp thuận.
Quan trắc công trình gồm những loại nào?
– Quan trắc trồi lún công trình:
Dưới tác động của tải trọng công trình hoặc có thể do các điều kiện ngoại lực khác, địa chất, sự rung rắc của thiết bị, đóng cọc, phương tiện giao thông vận chuyện, hoạt động kiến tạo…dẫn đến công trình dễ bị trồi lún.
Về bản chất quan trắc lún công trình là xác định độ cao các điểm qua các chu kỳ so với chu kỳ đầu. Ta xem k là độ lún của mốc kiểm tra nào đó ở chu kỳ thứ i là ik thì:
Tốc độ lún trung bình của mốc k:
Trong đó:
- H0k, Hik: độ cao mốc kiểm tra ở chu kỳ 0 và chu kỳ i.
Hệ thống nhóm mốc cơ sở phải cực kỳ ổn định, nằm ngoài vùng ảnh hưởng của công trình, ít nhất là 3 hệ thống mốc chuẩn và mốc đo tạo thành lưới.
Ở mỗi chu kỳ, thực hiện xác định độ cao mốc bằng cách dẫn độ cao tới các mốc đó kiểm tra gắn vào thân công trình.
Chu kỳ thực hiện:
- Chu kỳ đầu được thực hiện sau khi xây dựng móng xong.
- Theo đặc điểm của công trình các chu kỳ quan trắc tiếp theo được tiến hành vào lúc công trình có bước nhảy về tải trọng (ví dụ 25%, 50%, 75%, 100%). Các chu kỳ đầu càng gần nhau thì về các chu kỳ sau sẽ thưa dần.
- Bên cạnh những chu kỳ theo định kỳ thì còn tuỳ vào tình trạng của công trình sẽ tiến hành quan trắc nếu phát hiện bất thường (độ lún <1mm/năm).
Các phương pháp đo lún hiện nay:
- Đo cao hình học
- Đo cao thủy bình
- Đo cao lượng giác
- Chụp ảnh.
– Quan trắc nghiêng công trình:
Đối với công trình có dạng tháp như tháp ăng ten, tháp phát sóng vô tuyến, ống khói, xilo do trong quá trình thi công xảy ra sai xót hoặc lún thì công trình có khả năng sẽ bị nghiêng. Công tác quan trắc độ nghiêng sẽ phục vụ cho công tác nghiệm thu, hoàn công.
Ví dụ công trình bị nghiêng một góc v, độ nghiêng xác định bởi công thức:
Trong đó:
- h – chiều cao công trình.
- q – Khoảng cách ngang giữa đáy và đỉnh.
Ngoài ra có thể dùng thước thép đo nếu công trình không quá cao. Độ chính xác sẽ cao hơn khi áp dụng phương pháp chuyền độ cao lên tầng. Nguyên lý đo cao lượng giác thường được áp dụng cho trường hợp tổng quát.
Trong đó:
- V1, V2 – góc đứng.
- D1, D2 – khoảng cách ngang.
Dùng phương pháp đo góc xác định đại lượng q. Khi thực hiện ta phải cố định hướng chuẩn I-II. Tại I có β1, β2, với D khoảng cách ngang rồi tính q theo công thức:
Trong đó :
- D – khoảng cách từ I tới chân công trình
Một số phương pháp quan trắc nghiêng:
- Dùng dây dọi cơ học.
- Đường thẳng đứng quan học.
- Chiếu đứng.
- Toạ độ.
- Đo góc ngang.
- Đo góc nhỏ.
- Đo khoảng thiên đỉnh nhỏ.
- Đo thuỷ chuẩn chính xác.
- Kết hợp đo góc và cạnh.
- Đo GPS.
– Quan trắc chuyển dịch công trình:
Chuyển dịch ngang là do công trình bị xê dịch trong mặt phẳng ngang do áp lực ngang hoặc do tồn tai mô men uốn.
Khi thực hiện phương pháp này thì trục dọc của công trình cần được cố định hướng chuẩn. Ở các chu kỳ quan trắc cần xác định độ dịch vị ngang của điểm kiểm tra ngắn trên công trình so với hướng chuẩn của trục dọc.
Phương pháp này thường được áp dụng cho những công trình thẳng (cầu đường, đập).
Các phương pháp quan trắc chuyển dịch:
- Phương pháp hướng chuẩn.
- Phương pháp đo góc cạnh.
- Phương pháp giao hội góc, giao hội cạnh.
- Phương pháp tam giác.
- Phương pháp đường chuyền đa giác.
Quan trắc công trình yêu cầu độ chính xác cao và quy trình làm việc chặt chẽ để kết quả quan trắc có độ tin cậy cao nhất, do đó yêu cầu về thiết bị sử dụng trong quan trắc công trình cũng có những khắt khe nhất định. Để tìm hiểu thêm về các thiết bị dùng trong quan trắc công trình cho từng trường hợp cụ thể, bạn hãy liên hệ ngay cho Đất Hợp qua HOTLINE 0903 825 125, chúng tôi sẽ giải đáp nhanh chóng nhất!
Tài liệu tham khảo Sách Trắc địa công trình.
>>> Xem thêm: [Cập nhật] Quy định mới về quan trắc công trình xây dựng trong quá trình thi công