Quy định về quản lý hoạt động nạo vét vùng cảng biển, vùng nước đường thủy nội địa được đưa ra cụ thể theo nghị định 159/2018/NĐ-CP. Nghị định này được áp dụng dành cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước, cũng như nước ngoài có liên quan đến hoạt động nạo vét tại các vùng nước cảng biển, vùng nước đường thủy nội địa.

Quy định về quản lý hoạt động nạo vét vùng cảng biển, vùng nước đường thủy nội địa

Hoạt động nạo vét bắt buộc phải tuân thủ đúng theo quy định tại Nghị định này, cũng như những quy định khác có liên quan trong pháp luật để bảo đảm an toàn, an ninh hàng hải, và trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa, đồng thời phòng ngừa ô nhiễm môi trường, đảm bảo an toàn, hệ thống công trình đê điều, thủy lợi, cộng đồng dân cư, phòng chống thiên tai, sạt lở lòng, bờ, bãi sông và không gây ảnh hưởng đến kết cấu hạ tầng, giao thông hàng hải, đường thủy nội địa và các công trình khác.

Tuyệt đối không thực hiện nạo vét tại khu vực vùng nước cảng biển hay vùng nước đường thủy nội địa mà những hoạt động đó có thể cản trở đến hoạt động tránh trú của tàu thuyền khi thiên tai xảy ra hay trong mùa lũ lụt.

Trước khi tiến hành nạo vét, các đơn vị thực hiện cần phải thông báo kế hoạch triển khai thực hiện cụ thể như thời gian, quy mô, tiến độ thi công công trình, chủng loại và số lượng phương tiện, hình thức thực hiện thi công đến những cơ quan quản lý chuyên ngành, chính quyền địa phương nơi có công trình và có bảng niêm yết tại công trường trong suốt quá trình thi công.

Bảng niêm yết này phải thể hiện được những nội dung về cơ quan phê duyệt, nhà đầu tư, chủ đầu tư, tổ chức tư vấn giám sát, đơn vị thi công, quy mô, tiến độ thi công, thời gian bắt đầu, thời gian hoàn thành, cũng như nguồn vốn và hình thức thực hiện.

Quy định về quản lý hoạt động nạo vét vùng cảng biển, vùng nước đường thủy nội địa

Trước khi tiến hành nạo vét, các đơn vị thực hiện cần phải thông báo kế hoạch triển khai thực hiện cụ thể.

Các dự án nạo vét cơ bản thuộc đường thủy nội địa phải được chấp thuận phương án thực hiện dựa vào quy định pháp luật về tài nguyên nước. Trường hợp những dự án nạo vét cơ bản thuộc đường thủy nội địa có đê còn cần phải tiến hành lấy ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; đối với dự án nạo vét cơ bản ở các tuyến đường thủy nội địa có đê từ cấp III đến cấp đặc biệt hay thuộc địa bàn của 02 tỉnh trở lên thì cần phải lấy ý kiến từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước khi phê duyệt dự án.

Quy định về quản lý hoạt động nạo vét vùng cảng biển, vùng nước đường thủy nội địa

Hoạt động nạo vét bắt buộc phải tuân thủ đúng theo quy định.

Yêu cầu đối với công tác thi công, đổ chất nạo vét

Chủ đầu tư, nhà đầu tư các công trình nạo vét phải chịu trách nhiệm tổ chức giám sát công tác thi công, đổ chất nạo vét xuyên suốt thời gian kể từ khi bắt đầu thực hiện đến khi kết thúc hoạt động nạo vét, không giới hạn và bao gồm bởi các nội dung sau:

  • Tổ chức giám sát một cách chặt chẽ những phương tiện thực hiện thi công nạo vét đảm bảo thi công đúng phạm vi, thiết kế công trình;
  • Tổ chức giám sát chặt chẽ những phương tiện dùng để vận chuyển đổ chất nạo vét, đồng thời hành trình của phương tiện và nhận chìm chất nạo vét, đổ thải trên biển tại vị trí đã được cấp phép, phê duyệ từ cơ quan có thẩm quyền;
  • Tổ chức kiểm tra, giám sát lắp đặt và duy trì hoạt động của hệ thống giám sát nạo vét, cũng như tổ chức quản lý dữ liệu của hệ thống giám sát nạo vét và được kết nối với hệ thống giám sát từ cơ quan có thẩm quyền để đáp ứng yêu cầu quản lý, kiểm tra giám sát và tra cứu dữ liệu khi có yêu cầu từ cơ quan có thẩm quyền;
  • Tổ chức giám sát thi công nạo vét cần phải bảo đảm đáp ứng các yêu cầu về an toàn, bảo vệ môi trường, cũng như các yêu cầu khác theo quy định pháp luật.
Quy định về quản lý hoạt động nạo vét vùng cảng biển, vùng nước đường thủy nội địa

Tổ chức giám sát thi công nạo vét cần phải bảo đảm đáp ứng các yêu cầu về an toàn, bảo vệ môi trường, cũng như các yêu cầu khác theo quy định pháp luật.

Yêu cầu đối với hệ thống giám sát nạo vét

  • Hệ thống giám sát nạo vét lắp đặt trên phương tiện thực hiện thi công: Thiết bị AIS cung cấp thông tin về vị trí thi công của các phương tiện một cách tự động;
  • Hệ thống giám sát hoạt động nạo vét được lắp đặt trên phương tiện vận chuyển, đổ chất nạo vét gồm: Thiết bị AIS cung cấp thông tin hành trình di chuyển; thiết bị ghi hình cung cấp hình ảnh khoang chứa chất nạo vét trong suốt hành trình di chuyển đến vị trí đổ, kể từ khi bắt đầu tiếp nhận chất nạo vét va, bắt đầu đổ cho đến khi kết thúc đổ chất nạo vét tại vị trí quy định;
  • Hệ thống giám sát hoạt động nạo vét phải được lắp đặt tại vị trí cố định và phù hợp trên phương tiện thi công, cũng như phương tiện vận chuyển đổ chất nạo vét, đảm bảo thuận lợi đối với việc ghi nhận lưu trữ đầy đủ dữ liệu, hình ảnh, đồng thời cần có biện pháp chống các tác động làm sai lệch dữ liệu (như kẹp chì, niêm phong,…), đảm bảo điều kiện hoạt động ổn định và liên tục xuyên suốt thời gian thi công.
  • Phương tiện thi công nạo vét phải đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường, không làm rơi vãi chất nạo vét trong quá trình vận chuyển và thi công.

Trên đây là những quy định quan trọng về quản lý hoạt động nạo vét vùng cảng biển, vùng nước đường thủy nội địa. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hoặc cần tư vấn thêm về thiết bị sử dụng trong hoạt động nạo vét biển, hãy liên hệ ngay đến HOTLINE 0903 825 125 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng nhất!

>>> Xem thêm: Ứng dụng máy đo sâu đa tia trong nạo vét