Quy định đăng kiểm tàu biển Việt Nam được quy định cụ thể trong Bộ luật hàng hải Việt Nam, Luật số 95/2015/QH13. Đây là một quy định quan trọng mà các chủ tàu thuyền cần phải nắm rõ để thực hiện đúng theo quy định pháp luật Việt Nam. Bài viết dưới đây sẽ đề cập đến quy định đăng kiểm tàu biển Việt Nam mới nhất năm 2024!

Tổ chức đăng kiểm tàu biển Việt Nam

Tàu biển Việt Nam phải được kiểm định, phân cấp, đồng thời cấp các giấy chứng nhận kỹ thuật về an toàn, an ninh hàng hải bởi tổ chức đăng kiểm Việt Nam hay các tổ chức đăng kiểm nước ngoài (đã được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ủy quyền).

Bên cạnh đó, tàu biển Việt Nam phải đáp ứng điều kiện về bảo đảm lao động hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường dựa trên quy định của pháp luật Việt Nam, cũng như các điều ước tổ chức quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một trong các nước thành viên.

Trong đó, những quy chuẩn liên quan đến an toàn, an ninh hàng hải, cũng như những điều kiện để bảo đảm lao động hàng hải, phòng ngừa ô nhiễm môi trường đối với hoạt động của tàu biển và những quy định, tổ chức thực hiện việc đăng kiểm tàu biển Việt Nam được quy định bởi Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

Quy định đăng kiểm tàu biển Việt Nam mới nhất 2024!

Tổ chức thực hiện đăng kiểm tàu biển Việt Nam được quy định bởi Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

Nguyên tắc đăng kiểm tàu biển Việt Nam

Khi được đóng mới, nhập khẩu, hoàn cải hoặc sửa chữa phục hồi, cũng như trong quá trình hoạt động, để đảm bảo tình trạng kỹ thuật đảm bảo đúng quy định pháp luật và điều ước tổ chức quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, thì tàu biển Việt Nam phải được kiểm định, phân cấp, đánh giá và cấp những giấy chứng nhận liên quan về an toàn, an ninh hàng hải, đảm bảo điều kiện lao động hàng hải và phòng tránh ô nhiễm môi trường.

Đồng thời, hoạt động kiểm định và đánh giá tàu biển Việt Nam phải được thực hiện tại những nơi tàu biển đóng mới, hoán cải hay sửa chữa phục hồi, đang hoạt động hoặc neo đậu.

Đối với tàu biển Việt Nam không hoạt động trên tuyến quốc tế: Tàu biển sẽ được kiểm định, phân cấp và cấp giấy chứng nhận dựa vào quy định quy chuẩn, pháp luật và tiêu chuẩn kỹ thuật tại Việt Nam.

Đối với tàu biển Việt Nam hoạt động trên tuyến quốc tế: Tàu biển sẽ được kiểm định, phân cấp, đánh giá cũng như cấp giấy chứng nhận dựa trên quy định pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Các loại tàu biển phải đăng kiểm

Dưới đây là các tàu biển phải thực hiện đăng kiểm:

  • Tàu biển có động cơ và tổng công suất máy chính là 75KW trở lên;
  • Tàu biển không có động cơ nhưng tổng dung tích trên 50GT hoặc trọng tải trên 100 tấn hoặc chiều dài đường nước thiết kế trên 20 mét;
  • Tàu biển nhỏ hơn các loại tàu biển trên nhưng hoạt động trên tuyến đường nước ngoài.

Ngoài ra, việc đăng kiểm tàu biển không thuộc những trường hợp trên do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đưa ra quy định.

Trách nhiệm về đăng kiểm tàu biển

Chủ của tàu biển phải có trách nhiệm thực hiện đúng những quy định về đăng kiểm tàu biển khi nhập khẩu, đóng mới, hoán cải hay sửa chữa phục hồi trong quá trình hoạt động.

Quy định đăng kiểm tàu biển Việt Nam mới nhất 2024!

Chủ tàu biển có trách nhiệm thực hiện đúng quy định đăng kiểm tàu biển.

Ngoài ra, chủ tàu biển phải đảm bảo an toàn kỹ thuật, an ninh hàng hải và điều kiện lao động hàng hải, cũng như phòng ngừa ô nhiễm môi trường giữa 2 kỳ đánh giá, kiểm định theo quy định pháp luật và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Khi thực hiện công tác đăng kiểm, tổ chức đăng kiểm phải tuân thủ quy định pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.. Người đứng đầu đơn vị đăng kiểm tàu thuyền cũng như người trực tiếp thực hiện đánh giá, kiểm định phải có trách nhiệm về kết quả đánh giá, kiểm định.

>>> Xem thêm: ĐẤT HỢP HỖ TRỢ TỪ A-Z HỒ SƠ ĐĂNG KIỂM TÀU THUYỀN

Giám sát kỹ thuật đối với tàu biển Việt Nam

Tàu biển đóng mới, hoán cải, phục hồi sửa chữa phải được tổ chức đăng kiểm giám sát kỹ thuật về chất lượng và an toàn kỹ thuật phù hợp so với hồ sơ thiết kế, được duyệt và cấp các loại giấy chứng nhận liên quan.

Cơ sở thực hiện đóng mới, hoán cải và sửa chữa phục hồi tàu biển phải đủ điều kiện theo quy định pháp luật.

Đăng kiểm tàu biển công vụ, tàu ngầm, tàu lặn, ụ nổi, kho chứa nổi và giàn di động

Tàu biển công vụ, tàu ngầm, tàu lặn cũng phải được thực hiện đăng kiểm theo đúng quy định trên.

Cùng với đó, quy định về việc kiểm định, cấp những giấy chứng nhận kỹ thuật an toàn, an ninh hàng hải liên quan và phòng ngừa ô nhiễm môi trường của các ụ nổi, kho chứa nổi và giàn di động được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định theo pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà trong đó nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Hy vọng với những nội dung về quy định đăng kiểm tàu thuyền Việt Nam mới nhất 2024 trên sẽ giúp các chủ tàu thuyền thực hiện đúng trách nhiệm và quy định theo pháp luật. Ngoài ra, để được hỗ trợ và tư vấn chi tiết về các vấn đề liên quan khảo sát thủy đạc, cũng như hoạt động hàng hải, hãy liên hệ ngay đến Đất Hợp qua HOTLINE 0903 825 125 ngay hôm nay!

>>> Xem thêm: Loại tàu nào cần phải trang bị AIS?