Phương pháp lặp trạm tự động là một trong những phương pháp tối ưu để sử dụng cho hệ thống quan trắc khí tượng, thủy văn và các chỉ số nước biển. Trong bài viết sau đây, Đất Hợp sẽ giới thiệu tổng quan về phương pháp này, cũng như các thiết bị cần thiết để lặp trạm tự động, phục vụ quan trắc khí tượng, thủy văn.
Phương pháp lặp trạm tự động phục vụ quan trắc khí tượng, thủy văn
Ngoài việc sử dụng các thiết bị xách tay để thu thập số liệu trực tiếp ngoài hiện trường như các thiết bị đo các yếu tố dòng chảy, đo triều, các thiết bị đo các chỉ số nước biển thì giải pháp lặp các trạm quan trắc tự động và liên tục cũng là giải pháp tối ưu trong công tác quan trắc khí tượng, thủy văn và các chỉ số nước biển.
Việc lắp trạm quan trắc tự động và liên tục có thể lắp trên trụ tháp đối với khu vực bến cảng hoặc trên phao đối với các dự án xa bờ. Các chỉ số sẽ được thu thập thông qua hệ thống các sensor cảm biến có chức năng riêng biệt.
Tất cả các dữ liệu từ các sensor sẽ được thu nhận tại bộ xử lý trung tâm (Datalogger) và truyền về máy tính điểu khiển trung tâm thông qua các cấu hình lựa chọn như: 3G, sóng vệ tinh, Radio.
Việc lựa chọn cảm biến quan trắc sẽ phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng của đơn vị quản lý.
Phương pháp lặp trạm tự động phục vụ quan trắc khí tượng thủy văn dùng thiết bị nào?
1. Cảm biến đo triều
Dùng để xác định sự thay đổi các giá trị mực nước theo thời gian. Có 2 loại chính: Thiết bị sử dụng radar và loại thiết bị sử dụng cảm biến áp suất.
Thiết bị sử dụng Radar | Thiết bị sử dụng áp suất hay còn gọi thiết bị ADCP |
---|---|
– Lắp đặt đơn giản, dễ bảo quản và bảo trì sản phẩm. Giá thành rẻ. – Phù hợp lắp các cảng biển phục vụ công tác kiểm tra thủy triều. |
– Dữ liệu thu được có độ chính xác cao do sử dụng hiệu ứng doppler. Xác định được lưu lượng dòng chảy trong khu vực. – Phù hợp lắp đặt để quan trắc các yếu tố dòng chảy trên sông, hồ, hoặc hệ thống phao quan trắc trên biển. |
2. Cảm biến đo khí tượng
Dùng để nhiệt độ, độ ẩm, áp suất, gió.
3. Cảm biến đo gió
Dùng để đo vận tốc gió và hướng gió, hiện nay có 2 loại chính là cảm biến cánh quạt (Wind tracker) và cảm biền siêu âm (Wind Ultrasonic). Thường sẽ được lắp vị trí cao nhất trong trụ tháp.
Wind Tracker | Wind WS |
---|---|
4. Cảm biến đo nhiệt độ, áp suất, độ ẩm và bức xạ
Tất cả yếu tố này thường sẽ được tính hợp chung vào 1 sensor, cần được lắp ở vị trí thoáng, tiếp xúc tốt với môi trường xung quang cho kết quả tốt nhất. Thường sẽ được lắp ở vị trí giữa trụ tháp.
5. Cảm biến đo mưa
Thường được lắp riêng ở khu vự thông thoáng, nơi có thể nhận được tối đa lượng nước mưa.
6. Sensor đo các yếu tố dòng chảy và chỉ tiêu nước
- Sensor đo các yếu tố dòng chảy: Bao gồm các chỉ tiêu vận tốc dòng chảy, hướng dòng chảy, sóng…
- Sensor đo các chỉ tiêu nước: Với các chỉ tiêu độ mặn, độ đục, độ PH, độ sẫn, áp suất, nhiệt độ của nước biển.
- Bộ thu tín hiệu: Hay còn gọi là Datalogger, có chức năng thu thập, lưu trữ hiển thị và truyền số liệu về máy chủ trung tâm.
Tín hiệu từ các cảm biến sẽ được chuyển về bộ thu tín hiệu bằng cáo kết nối, sau đó dữ liệu sẽ được chuyển về máy tính trung tâm bằng các phương pháp như: trực tiếp thông qua cổng Seria, Lan hoặc có thể qua 3G.
Toàn bộ các cảm biến và bộ datalogger có thể sử dụng nguồn điện trực tiếp từ điện lưới, tấm NLMT hoặc ắc-quy.
Dữ liệu sẽ được cập nhật liên tục hoặc phân kỳ tùy theo người dùng cài đặt.
7. Phần mềm cấu hình và hiện thị số liệu
Dùng để cấu hình trạng thái hoạt động của trạm và hiện thị các giá trị thu thập cho máy tính trung tâm. Dữ liệu có thể hiên thị dưới dạng số hoắc hoặc dưới dạng biểu đồ. Ngoài ra, phần mềm còn có chức năng cảnh báo khi các yếu tố vướt quá giới hạn người dùng cài đặt.
Liên hệ ngay 0903 825 125 nếu bạn quan tâm đến giải pháp quan trắc khí tượng thủy văn bằng phương pháp lặp trạm tự động nhé! Đất Hợp sẽ tư vấn chi tiết miễn phí cho bạn.
>>> Xem thêm: GIẢI PHÁP HỆ THỐNG QUAN TRẮC KHÍ TƯỢNG, THỦY VĂN – PHƯƠNG PHÁP THIẾT BỊ XÁCH TAY