Thiết bị đo gió Wind Lidar có thể triển khai cho cả Onshore và Offshore với nhiều phương án triển khai khác nhau, tùy theo mục đích mà người dùng có thể lựa chọn. Sau đây là một số phương án triển khai cơ bản của thiết bị Wind Lidar đang được nhiều đơn vị sử dụng hiện nay.

Phương án triển khai Wind Lidar Onshore – Gần bờ

– Triển khai Wind Lidar ở địa hình đồi núi

Thiết bị Wind lidar có phạm vi đo lên đến 200m nên có thể triển khai ở những địa hình đồi núi, bị che chắn nhiều, nhưng vẫn có thể thu thập dữ liệu gió ở các tầng trung lưu tương đối dễ dàng.

2 phương án triển khai Wind Lidar đang được sử dụng hiện nay

Mô phỏng phương án triển khai Wind Lidar ở địa hình đồi núi.

– Triển khai Wind Lidar ở cạnh các trạm đo gió

Thiết bị Wind Lidar có thể được lắp đặt cạnh các trạm đo gió (met masts) để kiểm tra và so sánh các giá trị thu thập được từ 02 thiết bị.

2 phương án triển khai Wind Lidar đang được sử dụng hiện nay

Mô phỏng phương án triển khai Wind Lidar ở cạnh các trạm đo gió.

– Triển khai Wind Lidar gần các tuabin

Lắp đặt thiết bị Wind Lidar trên mặt đất gần các tuabin để đánh giá hiệu suất hoạt động tại các trụ tuabin hiện có.

2 phương án triển khai Wind Lidar đang được sử dụng hiện nay

Mô phỏng phương án triển khai Wind Lidar tại gần các tuabin.

– Triển khai Wind Lidar trên các tuabin

Bên cạnh việc lắp đặt thiết bị Wind Lidar gần các tuabin, có thể lắp đặt chúng ngay trên các tuabin để đánh giá hiệu suất hoạt động của các tuabin.

2 phương án triển khai Wind Lidar đang được sử dụng hiện nay

Mô phỏng phương án triển khai Wind Lidar trên tuabin.

Phương án triển khai Wind Lidar Offshore – Xa bờ

– Triển khai Wind Lidar trên các hệ thống phao nổi

Thiết bị Wind Lidar được lắp đặt trên các hệ thống phao nổi trên biển để quan trắc gió.

2 phương án triển khai Wind Lidar đang được sử dụng hiện nay

Mô phỏng phương án triển khai Wind Lidar trên phao nổi.

– Triển khai Wind Lidar trên các giàn quan trắc

Lắp đặt thiết bị Wind Lidar trên các giàn quan trắc, các công trình giữa biển như hệ thống khoan dầu khí, hệ thống helideck..

2 phương án triển khai Wind Lidar đang được sử dụng hiện nay

Mô phỏng phương án triển khai Wind Lidar trên giàn quan trắc.

Sự khác nhau giữa 2 phương án triển khai Wind Lidar Onshore và offshore:

Phương án lắp đặt thiết bị Wind Lidar cho Onshore và Offshore về nguyên lý hoạt động hoàn toàn giống nhau, chỉ khác nhau về cấu tạo vật lý để dùng cho môi trường biển và môi trường đất liền.

Ngoài ra, tùy thuộc vào vị trí lắp đặt có sóng 3G/4G hay không mà ta có thể lựa chọn phương án truyền số liệu thông qua 3G/4G hoặc dùng đường truyền thông qua vệ tinh.

Thiết bị Wind Lidar có thể sử dụng nguồn AC và DC. Với các dự án Offshore thông thường sẽ sử dụng nguồn DC với ắc quy và Pin năng lượng mặt trời, việc này đòi hỏi tính toán mức năng lượng tiêu hao và thời gian hoạt động mà không cần sạc của thiết bị phù hợp để thiết bị có thể hoạt động trong những trường hợp có sự cố về pin năng lượng mặt trời ngoài ý muốn.

Để được tư vấn chi tiết hơn về thiết bị Wind Lidar chất lượng cao và phương án triển khai Wind Lidar phù hợp với yêu cầu công việc và chi phí đầu tư, hãy liên hệ ngay cho Đất Hợp qua HOTLINE 0903 825 125, chúng tôi sẽ hỗ trợ nhanh nhất!

>>> Xem thêm: Dự án lắp đặt Hệ thống Quan trắc khí tượng hải văn phục vụ Công trình điện gió tại Trạm Arryo Hải Phòng