Để phân cấp công trình giao thông cần dựa trên các tiêu chí như: Tốc độ thiết kế, lưu lượng xe, số làn xe, mức độ quan trọng, tải trọng của tàu, cỡ phương tiện lớn nhất, bề rộng và độ sâu của đường, lượt hành khách,… Tất cả đều do Nhà nước quy định.

Quy định hiện hành về phân cấp công trình giao thông

Việc phân cấp công trình giao thông được quy định cụ thể trong Thông tư 06/2021/TT-BXD – QUY ĐỊNH VỀ PHÂN CẤP CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG VÀ HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG TRONG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG. Bảng phân cấp chi tiết được thể hiện ở Phụ lục 1, Bảng 1.4 – Phân cấp công trình phục vụ giao thông vận tải (công trình giao thông).

Đối tượng áp dụng của thông tư này bao gồm:

  • Người quyết định đầu tư công trình hoặc chủ đầu tư công trình.
  • Người chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng công trình.
  • Nhà thầu trong nước hoặc nước ngoài.
  • Cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng.
  • Các cá nhân hoặc tổ chức có liên quan đến hoạt động đầu tư xây dựng trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Nguyên tắc được dùng để xác định cấp công trình

2 tiêu chí chung để xác định cấp công trình bao gồm:

  • Mức độ quan trọng và quy mô công suất của công trình: Áp dụng cho công trình độc lập, tổ hợp các công trình hoặc một dây chuyền công nghệ gồm nhiều hạng mục công trình. Trong đó:
    + Công trình độc lập: Là cấp cao nhất của công trình (quy định tại Phụ lục I, Phụ lục II thông tư 06/2021/TT-BXD).
    + Một tổ hợp các công trình hoặc dây chuyền công nghệ gồm nhiều hạng mục công trình (quy định tại Phụ lục I, thông tư 06/2021/TT-BXD). Trường hợp không quy định thì xác định theo cấp công trình chính có cấp cao nhất.
  • Quy mô kết cấu của công trình: Áp dụng cho công trình độc lập thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình theo từng loại kết cấu (quy định tại Phục lục II của Thông tư 06/2021/TT-BXD).

Phân cấp công trình giao thông theo Thông tư 06/2021/TT-BXD

Để phân cấp công trình giao thông cần dựa trên các tiêu chí như: Tốc độ thiết kế, lưu lượng xe, số làn xe, mức độ quan trọng, tải trọng của tàu, cỡ phương tiện lớn nhất, bề rộng và độ sâu của đường, lượt hành khách,…

Và cấp công trình giao thông được chia ra làm 5 cấp khác nhau, bao gồm: Cấp đặc biệt, Cấp I, Cấp II, Cấp III và Cấp IV.
Dưới đây là bảng phân cấp công trình giao thông chi tiết theo Thông tư 06/2021/TT-BXD:

– Phân cấp công trình giao thông đường bộ:

Công trình giao thông đường bộ được chia thành: Đường ô tô cao tốc, đường ô tô thông thường, đường bộ trong đô thị, nút giao thông và các loại đường khác như đường nông thôn, đường chuyên dùng, đường xe đạp, đường đi bộ… Việc phân cấp các loại đường này dựa vào những tiêu chí cụ thể, được thể hiện qua bảng dưới đây:

Phân cấp công trình giao thông theo quy định hiện hành [06/2021/TT-BXD]

– Phân cấp công trình giao thông đường sắt:

Công trình giao thông đường sắt được chia thành: Đường sắt đô thị, đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dụng… Việc phân cấp các loại đường sắt này dựa vào những tiêu chí cụ thể liên quan đến mức độ quan trọng và tốc độ thiết kế, được thể hiện qua bảng dưới đây:

Phân cấp công trình giao thông theo quy định hiện hành [06/2021/TT-BXD]

– Phân cấp công trình giao thông cầu:

Công trình cầu được phân cấp cụ thể là cầu phao. Cấp công trình cầu phao được phân loại dựa vào lưu lượng xe quy đổi, thể hiện rõ qua bàng dưới đây:

Phân cấp công trình giao thông theo quy định hiện hành [06/2021/TT-BXD]

– Phân cấp công trình giao thông đường thủy nội địa:

Công trình giao thông đường thủy nội địa được chia thành: Công trình sửa chữa phương tiện đường thủy nội địa, bến thủy/cảng nội địa, bến phà, âu tàu, đường thủy chung… Việc phân cấp các loại công trình thủy này dựa trên các tiêu chí như tải trọng tàu, cỡ phương tiện lớn nhất, lưu lượng xe, bề rộng đường, chiều sâu đường… được thể hiện rõ qua bảng dưới đây:

Phân cấp công trình giao thông theo quy định hiện hành [06/2021/TT-BXD]

– Phân cấp công trình giao thông hàng hải:

Công trình giao thông hàng hải được chia thành: Công trình bến cảng, khu chuyên hải/neo đậu/tránh trú bão, cơ sở sửa chữa tàu biển/phương tiện thủy, luồng hàng hải và các công trình hàng hải khác. Việc phân cấp công trình giao thông hàng hải được dựa trên tải trọng tàu, bề rộng/chiều sâu luồng hàng hải,… được thể hiện rõ qua bảng dưới đây:

Phân cấp công trình giao thông theo quy định hiện hành [06/2021/TT-BXD]

– Phân cấp công trình giao thông hàng không:

Công trình giao thông hàng không được chia thành: Nhà ga hàng không, khu bay, công trình đảm bảo an toàn bay… Việc phân cấp công trình giao thông hàng không dựa trên lượt hành khách, mức độ quan trọng… được thể hiện rõ qua bảng dưới đây:

Phân cấp công trình giao thông theo quy định hiện hành [06/2021/TT-BXD]

Trên đây là các phân cấp của từng loại công trình giao thông, bạn cũng có thể xem chi tiết về Thông tư 06/2021/TT-BXD – QUY ĐỊNH VỀ PHÂN CẤP CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG VÀ HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG TRONG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG tại đây >>>

>>> Xem thêm: Công trình thủy lợi: Phân loại, phân cấp & nguyên tắc đầu tư