Đo sâu đơn tia là một công việc đã quá quen thuộc trong khảo sát thủy đạc. Tuy nhiên, trong quá trình vận hành hệ thống đo sâu đơn tia, kỹ sư khảo sát không thể tránh khỏi những trường hợp khó khăn, gây cản trở đến kết quả nhận được. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra những trường hợp cần lưu ý khi đo sâu đơn tia.
Tầm quan trọng của đo sâu đơn tia trong khảo sát thủy đạc
Đo sâu đa tia là một công cụ phổ biến, quan trọng với công tác khảo sát thủy đạc. Hệ thống đo sâu đơn tia được ứng dụng trong đa dạng lĩnh vực, chẳng hạn như:
- Xác định lớp vật chất tồn tại dưới đáy biển với mật độ thấp như bùn loãng, phù sa lắng đọng.
- Khảo sát địa hình đáy hay thảm thực vật ở đáy.
- Hỗ trợ trong công tác thi công cho công trình nạo vét.
- Đảm bảo cho sự an toàn của tàu thuyền khi tham gia lưu thông hàng hải.
- Hỗ trợ cho công tác nghiên cứu địa chất ở đáy biển, đại dương.
- Đánh giá hiện trạng tài nguyên biển như khoáng sản, dầu, khí đốt,…
- Đánh giá hiện trạng môi trường sống của thủy sản.
- Tham khảo thêm: ĐO SÂU – NỀN TẢNG CHO SỰ BỀN VỮNG CỦA BIỂN >>>
Những trường hợp cần lưu ý khi đo sâu đơn tia
Đo sâu đơn tia đóng vai trò quan trọng đối với khảo sát thủy đạc. Do đó, người vận hành cần nắm rõ những trường hợp cần lưu ý khi đo sâu đơn tia để thu thập được dữ liệu chính xác và công tác đo đạc diễn ra hiệu quả.
– Trường hợp sóng âm phản xạ nhiều lần
Khi hoạt động tại các khu vực có chất đáy rắn, thiết bị đo sâu đơn tia cần phải phát ra sóng siêu âm có công suất lớn. Sóng siêu âm này khi xuyên xuống nước, gặp đáy biển thì có một phần năng lượng bị đáy biển hấp thụ lại và chỉ một phần năng lượng được phản xạ trở lại.
Đây là một trường hợp cần lưu ý khi đo sâu đơn tia và có thể được nhận biết khi đọc dữ liệu độ sâu thu được ghi từ băng giấy. Quan sát dữ liệu sẽ nhận thấy có hình dạng song song và đồng dạng nhau.
– Trường hợp giao thoa sóng âm
Một vấn đề cần lưu ý khi đo sâu đơn tia là khi có hai tàu đang di chuyển với khoảng cách gần nhau và sử dụng thiết bị đo sâu đơn tia có tần số sóng âm xấp xỉ nhau. Lúc đó, sẽ dễ dẫn đến tình trạng sóng siêu âm phát đi từ đầu dò của hai máy đo sâu đơn tia của hai tàu bị đan chéo với nhau trong một vùng nhất định.
Khi xảy ra hiện tượng giao thoa sóng âm, dữ liệu đo sâu được ghi lại trên băng giấy sẽ hiển thị các đường song song đứt quãng hoặc đan chéo nhau. Tuy nhiên, trên thực tế, hiện tượng này không ảnh hưởng đến giá trị của kết quả đo sâu.
– Trường hợp nhiễu do vật cản ở dưới nước
Nhiễu do xuất hiện vật cản ở dưới nước cũng là một trường hợp cần lưu ý khi đo sâu đơn tia. Bất kỳ một vật nào xuất hiện trong môi trường nước như băng trôi hay đàn cá đều được coi là môi trường không đồng nhất. Khi sóng âm của máy đo sâu đơn tia truyền đi trong môi trường nước không đồng nhất, phần sóng âm phản xạ trở lại sẽ cho dữ liệu hiển thị trên băng giấy là hình ảnh lơ lửng giữa đáy biển và mặt nước.
Trên thực tế, trường hợp nhiễu do vật cản ở dưới nước chỉ xuất hiện khi máy đo sâu đơn tia đang hoạt động ở tần số cao (trong khoảng từ 120 đến 200kHz).
– Trường hợp bất thường do dòng hải lưu nóng và lạnh trong nước
Sóng siêu âm của các thiết bị đo sâu đơn tia truyền đi trong môi trường nước được xem là môi trường đồng nhất về độ mặn và nhiệt độ,… Tuy nhiên, khi dòng hải lưu nóng hay lạnh chảy ngầm trong lòng đại dương sẽ tạo nên hai môi trường không đồng nhất, ngăn cách môi trường còn lại và một phần khác sẽ phản xạ lại màn thu sóng của thiết bị đo sâu hồi âm đơn tia. Do đó, dòng hải lưu cần được lưu ý khi đo sâu đơn tia.
Bài viết trên đã đề cập đến những vấn đề cần lưu ý khi đo sâu đơn tia, hy vọng những thông tin đó sẽ hữu ích cho bạn trong quá trình khảo sát thủy đạc. Ngoài ra, nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến thủy đạc, cũng như thiết bị, công nghệ phục vụ cho nhu cầu khảo sát thủy đạc, hãy liên hệ ngay đến HOTLINE 0903 825 125 để được hỗ trợ, tư vấn chi tiết.
>>> Xem thêm: Công nghệ đo sâu là gì? Một số kỹ thuật đo sâu đơn tia phổ biến hiện nay