Các nguồn năng lượng tái tạo đang trở thành tâm điểm để phát triển với nhiều ưu thế, điển hình trong số đó là năng lượng điện gió – vừa đáp ứng nhu cầu tiêu thụ năng lượng trong nước đang tăng vọt, vừa giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.

Tổng quan về nhu cầu sử dụng năng lượng điện gió tại Việt Nam & hiện trạng phát triển

Sự phát triển của kinh tế đã kéo theo nhu cầu sử dụng năng lượng cho các hoạt động sản xuất và sinh hoạt trên khắp Việt Nam gia tăng, cũng chính vì điều này đã khiến cho Việt Nam phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt năng lượng, đặc biệt là các tỉnh thành ở miền Nam Việt Nam.

Khi các nguồn thủy điện lớn đã khai thác hết, giá dầu thế giới lại có nhiều biến động và nhiên liệu hóa thạch cũng đang dần cạn kiệt, các nguồn năng lượng tái tạo đang trở thành tâm điểm để phát triển với nhiều ưu thế, điển hình trong số đó là năng lượng điện gió – vừa đáp ứng nhu cầu tiêu thụ năng lượng trong nước đang tăng vọt, vừa giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.

Năng lượng điện gió đang trở thành tâm điểm để phát triển tại Việt Nam.

Năng lượng điện gió đang trở thành tâm điểm để phát triển tại Việt Nam.

Tính đến tháng 07/2023, tổng công suất lắp đặt điện gió tại Việt Nam đã đạt 1.000 MW, chiếm khoảng 4% trên tổng công suất điện lắp đặt của cả nước, con số này đã khiến điện gió trở thành một trong những nguồn năng lượng tái tạo phát triển nhanh nhất tại Việt Nam.

Hiện nay, có nhiều tỉnh thành đã và đang phát triển nhiều nhà máy năng lượng điện gió như: Quảng Bình (2 nhà máy điện gió), Quảng Trị (21 nhà máy điện gió), Gia Lai (19 nhà máy điện gió), Ninh Thuận (13 nhà máy điện gió), Bình Thuận (13 nhà máy điện gió), Bến Tre (12 nhà máy điện gió), Trà Vinh (7 nhà máy điện gió), Sóc Trăng (10 nhà máy điện gió), và nhiều tỉnh thành khác. Xem thêm: Danh sách nhà máy điện gió ở Việt Nam >>>

Tiềm năng phát triển của năng lượng điện gió

Sở dĩ Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển năng lượng điện gió là bởi 3 lý do sau:

  • Việt Nam có vị trí địa lý thuận lợi: Với đường bờ biển dài hơn 3000km và nhiều đảo, cùng với đó là tốc độ gió trung bình hằng năm > 5m/s, Việt Nam có nguồn năng lượng gió dồi dào để phát triển năng lượng điện gió, đặc biển là các tỉnh thành ở khu vực dọc đường bờ biển, cụ thể là: Quảng Ninh, Nam Định, Thái Bình, Hải Phòng, Ninh Thuận, Bình Thuận, Phú Yên, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Phước, Kiên Giang, Cà Mau.
  • Việc phát triển năng lượng điện gió được Nhà nước dành nhiều sự quan tâm và khuyến khích triển khai: Minh chứng cho việc này là Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách để các đơn vị trên cả nước phát triển năng lượng điện gió, giúp doanh nghiệp giảm chi phí đầu tư và vận hành nhà máy điện gió, thu hút nhiều đầu tư ở cả trong và ngoài nước. Dưới đây là một số văn bản cụ thể của Chính phủ:
    + Quyết định số 2068/QĐ – TTg ngày 25/11/2015 phê duyệt Chiến lược Phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
    + Quyết định số 39/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 10/9/2018 về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện gió tại Việt Nam.
    + Quy hoạch Phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Quy hoạch điện VIII) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ tại Quyết định số 1264/QĐ-TTg ngày 01/10/2019.
    + Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ tại Quyết định số 1743/QĐ-TTg ngày 03/12/2019.
    + Nghị quyết số 55 – NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 [1, 9-12].
    + Nguồn: tapchicongthuong.vn
  • Công nghệ sản xuất ngày càng tiên tiến: Công nghệ không ngừng phát triển, việc sản xuất tuabin gió cũng ngày càng hiện đại, giúp hoạt động của tuabin mang lại hiệu suất cao hơn với chi phí thấp hơn. Điều này giúp năng lượng điện gió có sức cạnh tranh với các nguồn năng lượng truyền thống và các loại năng lượng tái tạo khác.

Theo một nghiên cứu gần đây của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam là một trong số các quốc gia có tiềm năng phát triển năng lượng điện gió cao bởi có đến hơn 39% tổng diện tích của Việt Nam có tốc độ gió trung bình hằng năm lớn hơn 6m/s ở độ cao 65m, tương đương công suất 512 GW.

Với những tiềm năng phát triển trên, năng lượng điện gió được kỳ vọng sẽ là một trong những nguồn năng lượng tái tạo chủ lực của Việt Nam. Mục tiêu đến năng 2030 của Chính phủ Việt Nam là tổng công suất lắp đặt điện gió đạt 12.000 MW.

Một công trình điện gió tại Bạc Liêu.

Một công trình điện gió tại Bạc Liêu.

Năng lượng điện gió vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức

Vị trí địa lý thuận lợi với tốc độ gió trung bình từ 5,5 – 7,3 m/s, ước tính có thể phát triển khoảng 27 GW điện gió trên đất liền; còn đối với trên biển, ở độ cao 80m với tốc độ gió 8 m/s là 1,3 nghìn GW. Tuy nhiên, con số thực tế của điện gió đem về lại khá eo hẹp.

Do đó có thể thấy rằng, mặc dù có nhiều tiềm năng phát triển như vậy, tuy nhiên để một dự án năng lượng điện gió thành công và đem lại hiệu quả, vẫn còn nhiều thách thức phải đối mặt. Đầu tiên là: Sự phát triển của công nghệ và kỹ thuật chưa tương xứng với các tiềm năng về vị trí địa lý.

Công nghệ đối với một dự án điện gió là rất quan trọng, nhất là công nghệ để sản xuất các tuabin điện gió, vì Việt Nam là một đất nước có địa hình và khí hậu khá phức tạp, do đó công nghệ sản xuất tuabin phải thật sự phù hợp để chịu được các điều kiện về môi trường ở Việt Nam.

Nguồn nhân lực có chuyên môn và kinh nghiệm trong trong việc xây dựng và vận hành hệ thống năng lượng điện gió tại Việt Nam vẫn còn khá ít, điều này phần nào gây khó khăn cho việc thi công và lắp đặt các trụ/tuabin điện gió, đặc biệt là các dự án năng lượng điện gió trên biển. Quá trình vận hành/bảo trì/bảo dưỡng các tuabin gió cũng gặp nhiều khó khăn khi kích thước của các tuabin rất lớn và nặng. Xem thêm: Kiểm tra tuabin điện gió với giải pháp Drone >>>

Để khắc phục những thách thức về công nghệ và kỹ thuật nêu trên, Việt Nam cần tăng cường học hỏi, nghiên cứu và phát triển công nghệ, nâng cao tay nghề lao động để chủ động trong việc thực hiện và vận hành các dự án điện gió.

Thứ haiquy hoạch và phát triển điện gió chưa đồng bộ với các quy hoạch khác như: quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch biển, quy hoạch bảo vệ môi trường,… gây xung đột giữa các ngành và lĩnh vực, khiến cho việc triển khai các dự án điện gió gặp khó khăn. Thêm vào đó, Việt Nam hiện đang thiếu các đường dây truyền tải điện cao áp để kết nối các dự án điện gió với hệ thống điện quốc gia, dẫn đến tình trạng các dự án điện gió không thể phát điện tối đa hoặc phải cắt giảm công suất.

Thứ bachi phí đầu tư. Hiện nay, chi phí để đầu tư vào một dự án điện gió tại Việt Nam vẫn còn khá cao với nhiều các chi phí phụ trợ như hệ thống truyền tải, hệ thống an toàn, hệ thống giám sát,…(trung bình xấp xỉ khoảng 2.500USD/kW, khoảng hơn 50 triệu đồng/kW), điều này đã làm các nhà đầu tư e ngại vì khó thu hồi được vốn.

Thứ tưrào cản về pháp lý. Đây cũng là một trong những thách thức lớn đối với việc phát triển năng lượng điện gió tại Việt Nam, khi các thủ tục hành chính còn khá phức tạp cho các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài.

>>> Xem thêm: Khảo sát xây dựng công trình điện gió trên biển sử dụng thiết bị nào?