Hệ thống GPS toàn cầu đã và đang góp phần giúp con người ngày càng hiểu thêm về thế giới xung quanh, xác định được vị trí, hỗ trợ đo khoảng cách và là nhân tố không thể thiếu trong công tác đo đạc trắc địa thông qua các mốc GPS. Vậy các mốc GPS cụ thể là gì? Quy cách mốc GPS trong đo đạc trắc địa như thế nào? Hãy cùng Đất Hợp tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Mốc GPS là gì?
Mốc GPS là mốc được đo bằng phương pháp GPS, dùng để xác định hiệu tọa độ giữa hai điểm cần xem xét. Phương pháp này được sử dụng phổ biến trong công tác đo đạc, trắc địa địa hình với độ chính xác vô cùng cao.
Quy cách mốc GPS trong đo đạc trắc địa
Tuy sử dụng các mốc – các điểm GPS để đo đạc cho kết quả vô cùng khả quan, nhưng để có được kết quả chính xác, tiết kiệm thời gian, nhân lực cũng như tiền bạc, quy cách trong việc chọn mốc GPS cần đúng, đủ và phải được tìm hiểu thật kỹ trước khi thực hiện.
– Công tác chọn mốc GPS:
- Vẽ sơ đồ ghi chú điểm ngay tại thực địa.
- Đặt tên điểm theo tên khu vực hay công trình.
- Khi điểm chọn cần đo nối thuỷ chuẩn để tính cao độ, người chọn điểm phải khảo sát tuyến đo thuỷ chuẩn ngoài thực địa và lên kế hoạch đề xuất.
- Khi tận dụng điểm cũ phải kiểm tra lại để đảm bảo các yêu cầu của mốc GPS.
– Quy cách chọn mốc GPS:
Để lựa chọn được điểm chôn GPS, cần phải tìm hiểu thật cụ thể mục đích, mục tiêu của việc đo đạc, điều kiện tự nhiên và xã hội tại khu vực đó, dựa vào bản thiết kế kỹ thuật đã được để tiến hành khảo sát, từ đó chọn được điểm lưới GPS bên ngoài môi trường.
Vị trí các điểm GPS được chọn phải thoả mãn các yêu cầu sau:
- Phù hợp với yêu cầu của thiết kế kỹ thuật, thuận lợi cho việc đo nối và các công tác đo đạc tiếp theo.
- Thuận tiện cho việc lắp đặt máy thu và thao tác khi đo, có khoảng không rộng và góc cao của vệ tinh hơn 150 .
- Điểm chọn phải đặt ở nơi ổn định, sử dụng được lâu dài và an toàn khi đo đạc.
- Vị trí điểm chọn cần thuận tiện cho việc thu tín hiệu vệ tinh, tránh bị nhiễu tín hiệu do quá gần các trạm phát sóng và sai số đa đường dẫn (Multipath) do phản xạ tín hiệu từ các địa vật xung quanh. Vị trí điểm chọn phải cách xa nguồn phát sóng vô tuyến công suất lớn (như tháp truyền hình, trạm viba) hơn 200m, cách cáp điện cao thế hơn 50m.
- Đo ngắm thuận tiện.
– Quy cách chôn mốc GPS:
Cách đặt mốc GPS và quy cách mốc GPS trong đo đạc được quy định rõ ràng trong TCVN 9401:2012 – KỸ THUẬT ĐO VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU GPS TRONG TRẮC ĐỊA CÔNG TRÌNH:
- Yêu cầu quan trọng đầu tiên là các điểm chôn, mốc GPS phải phù hợp với yêu cầu quy phạm hiện hành của Nhà nước.
- Điểm GPS các cấp đều chôn mốc vĩnh cửu, khi chôn ở đáy hố phải đổ gạch, sỏi hoặc đổ một lớp bê tông lót bằng phẳng và ổn định.
- Có thể lợi dụng nền đá, nền bê tông khoan gắn thêm dấu mốc ở hiện trường hoặc đúc sẵn bằng bê tông cốt thép theo quy cách trong quy phạm hiện hành của Nhà nước rồi đem chôn hay đúc ở hiện trường.
- Đất dùng để chôn mốc GPS phải được sự đồng ý của cơ quan quản lý, người đang sử dụng đất cần làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất và các thủ tục ủy quyền bảo quản mốc.
Sau khi chọn điểm chôn mốc GPS, các tài liệu sau cần được bàn giao:
- Ghi chú điểm GPS.
- Sơ đồ lưới chọn điểm GPS.
- Hồ sơ cho phép sử dụng đất và giấy bảo quản mốc trắc địa.
- Tổng kết công tác kỹ thuật chọn điểm, chôn mốc.
Bạn đọc có thể tham khảo thêm quy cách mốc GPS trong TCVN 9401:2012 – KỸ THUẬT ĐO VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU GPS TRONG TRẮC ĐỊA CÔNG TRÌNH TẠI ĐÂY. Ngoài ra, để được tư vấn chi tiết về các giải pháp đo đạc hiệu quả và tối ưu chi phí đầu tư, hãy liên hệ Đất Hợp theo HOTLINE 0903 825 125, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ.
>>> Xem thêm: Tìm hiểu về Định vị vệ tinh và Thiết bị định vị vệ tinh