Máy toàn đạc Robotic là một phiên bản nâng cấp của máy toàn đạc, tuy nhiên nhiều người dùng vẫn chưa hình dung ra được sự khác biệt giữa máy toàn đạc (Mechanical Total Station) và máy toàn đạc Robotic (Robotic Total Station), cũng như việc nâng cấp lên dòng máy toàn đạc Robotic có thực sự cần thiết hay không. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này.

4 điểm khác biệt chính giữa Máy toàn đạc và toàn đạc Robotic

Máy toàn đạc là một thiết bị phổ biến trong công tác đo đạc trắc địa với các chức năng như đo khảo sát, đo giao hội, cắm mốc ra thực địa, đo khoảng cách 2 điểm, đo chiều cao không với tới, Offset điểm, diện tích, thể tích… Máy toàn đạc Robotic là một phiên bản nâng cấp của máy toàn đạc. 2 phiên bản máy toàn đạc (Mechanical Total Station) và máy toàn đạc Robotic (Robotic Total Station) có 4 điểm khác biệt đáng kể như sau:

– Máy toàn đạc yêu cầu vận hành thủ công, trong khi máy toàn đạc Robotic có thể vận hành tự động

Hạng mục so sánh Máy toàn đạc Máy toàn đạc Robotic
Vận hành thiết bị Mỗi chức năng của máy toàn đạc cần phải được vận hành thủ công, do đó chúng sẽ mất nhiều thời gian hơn cũng như tiềm ẩn nhiều sai sót hơn trong quá trình thực hiện.

Ví dụ: Khi bố trí từng điểm, thiết bị phải được quay thủ công, lăng kính phải được di chuyển và quan sát bằng tay, tính năng đo khoảng cách điện tử (EDM) phải được kích hoạt thủ công.

Máy toàn đạc Robotic là một thiết bị tự động, có thể thực hiện công việc nhanh chóng và chính xác hơn. Máy có thể liên tục đi theo lăng kính và tự đo mà không cần sự can thiệp của con người. Do đó, người dùng có thể đạt được những lợi ích về tốc độ đo và độ chính xác cao hơn nhiều so với máy toàn đạc.

 

Sự khác nhau giữa: Máy toàn đạc và toàn đạc Robotic

Máy toàn đạc Robotic Trimble S9.

– Máy toàn đạc cần ít nhất 2 người đo, trong khi máy toàn đạc Robotic chỉ cần 1 người vận hành

Hạng mục so sánh Máy toàn đạc Máy toàn đạc Robotic
Nhân lực vận hành Mặc dù máy toàn đạc đã được xem là mang lại những cải tiến đáng kể so với các phương pháp đo đạc thủ công khác, tuy nhiên nó cũng cần phải có ít nhất 2 người để vận hành một trạm máy, bao gồm 1 người di chuyển thiết bị và một người di chuyển gương. Điều này ít nhiều sẽ gây cản trở cho bạn về việc tuyển dụng nhân sự lành nghề và hạn chế về tốc độ hoàn thành công việc. Bằng cách ghép nối với máy tính bảng, máy toàn đạc Robotic chỉ cần một kỹ thuật viên có trình độ là đủ để vận hành máy. Công việc có thể dễ dàng được thực hiện nhanh gấp đôi, tiết kiệm chi phí lao động đáng kể. Bạn có thể làm được nhiều việc hơn và mở rộng quy mô làm việc nhờ năng suất được gia tăng.

– Máy toàn đạc làm hạn chế khả năng phát hiện lỗi kịp thời trong quá trình thực hiện, dễ gây tốn kém về sau nhiều hơn so với máy toàn đạc Robotic

Hạng mục so sánh Máy toàn đạc Máy toàn đạc Robotic
Khả năng phát hiện lỗi Máy toàn đạc yêu cầu một người vận hành tại vị trí đặt thiết bị và một người khác di chuyển gương. Bởi vì quá tập trung vào các nhiệm vụ thủ công nên bạn có thể ít có khả năng nhận thấy sai sót hoặc đặt câu hỏi về những điều có vẻ không ổn. Các lỗi chưa được phát hiện ở giai đoạn bố trí thường dẫn đến việc phải làm lại và yêu cầu thông tin (RFI) trong quá trình xây dựng. Với máy toàn đạc Robotic, người vận hành có thể di chuyển tự do xung quanh không gian trong khi trạm thực hiện công việc. Giải phóng khỏi các tác vụ thủ công, người vận hành có được cái nhìn rõ hơn về khu vực khảo sát và có thể kiểm tra chất lượng điểm bố trí. Điều này giúp dễ dàng nắm bắt và giải quyết mọi vấn đề trước mắt có thể ảnh hưởng đến việc xây dựng, giảm khả năng xảy ra các sự cố tốn kém sau này.

– Máy toàn đạc đạt được năng suất thấp hơn so với máy toàn đạc Robotic

Hạng mục so sánh Máy toàn đạc Máy toàn đạc Robotic
Năng suất tạo ra Tuy máy toàn đạc đã có nhiều cải tiến so với các phương pháp bố trí thủ công/truyền thống, nhưng với việc vận hành thủ công đã khiến chúng tốn kém nhiều chi phí hơn, điển hình là chi phí nhân lực và chi phí làm lại do sai sót trong quá trình thực hiện, chưa kể là các chi phí phát sinh nếu xảy ra tình trạng chậm tiến độ hoàn thành dự án. Nếu so sánh với máy toàn đạc là 2 người đo và đo được 400 điểm đo mỗi ngày thì máy toàn đạc Robotic chỉ cần 1 người đo và đo được 600 điểm đo mỗi ngày, năng suất đến 90% so với ban đầu.

Khi nào nên đầu tư vào máy toàn đạc Robotic?

Độ chính xác cao và tốc độ đo nhanh là 2 ưu điểm nổi bật nhất của máy toàn đạc Robotic, tuy nhiên không phải đơn vị nào cũng thích hợp để đầu tư vào thiết bị này. Máy toàn đạc Robotic phù hợp cho những đơn vị:

  • Muốn sử dụng công nghệ làm lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp của mình trong các dự án.
  • Sẵn sàng đầu tư vào đào tạo để sở hữu đội ngũ vận hành chuyên nghiệp.
  • Có mật độ dự án thường xuyên để đảm bảo nhận được tiền lãi từ khoản đầu tư (ROI) nhanh chóng.

Nếu bạn đang phân vân chưa biết lựa chọn dòng máy toàn đạc nào là phù hợp cho nhu cầu công việc của mình, hãy liên hệ ngay Đất Hợp qua HOTLINE 0903 825 125, chúng tôi sẽ tư vấn chi tiết.

>>> Xem thêm: Chức năng FineLock trên Trimble S Series – Thiết bị toàn đạc điện tử Robotic