Thị kính là một bộ phận quan trọng trong máy thủy bình. Do đó, khi sử dụng thiết bị, việc máy thủy bình tự động bị hư thị kính luôn là điều khiến các kỹ sư lo lắng và quan tâm. Vậy máy thủy bình tự động bị hư thị kính do những nguyên nhân nào? Cách để sửa chữa máy thủy bình tự động bị hư thị kính? Hãy cùng Đất Hợp tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Vai trò của thị kính trong máy thủy bình

Máy thủy bình là thiết bị được dùng để xác định giá trị độ cao và tính toán độ chênh lệch giữa các vị trí, điểm địa hình, địa vật. Có 2 loại máy thủy bình, là: Máy thủy bình tự động và máy thủy bình điện tử. Máy thủy bình tự động được cấu tạo từ 2 bộ phận chính, bao gồm: bộ phận ngắm và bộ phận cân bằng máy:

  • Bộ phận ngắm gồm thị kính, ống kính, vật kính và ốc điều quang.
  • Bộ phận cân bằng máy là bộ phận đặc trưng cho máy thủy bình tự động, bao gồm ốc thăng bằng, ốc cân bằng hay bộ phận tự điều chỉnh tiêu ngắm.

Thị kính của máy thủy bình thuộc bộ phận ngắm của thiết bị. Do đó, thị kính đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với hoạt động của máy và kết quả đo đạc thu được.

Máy thủy bình tự động bị hư thị kính: Nguyên nhân và cách sửa chữa

Cấu tạo của máy thủy bình tự động, thị kính ở vị trí số 8.

Máy thủy bình tự động bị hư thị kính do đâu?

Trong quá trình sử dụng máy thủy bình, nhiều trường hợp người dùng gặp vấn đề thị kính bị hư, ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả công việc. Nguyên nhân làm thị kính của máy thủy bình bị hư thường là do rơi rớt hoặc máy bị va đập làm thị kính bị cong hoặc thậm chí là bị vỡ, và người dùng không thể điều chỉnh được mục tiêu chữ thập.

Máy thủy bình tự động bị hư thị kính: Nguyên nhân và cách sửa chữa

Máy thủy bình tự động bị hư thị kính sẽ không nhìn rõ được dây thập hay mục tiêu.

Khi sử dụng máy thủy bình tự động, người dùng không thể nhìn rõ được dây chữ thập hoặc không nhìn rõ được mục tiêu nhưng không điều chỉnh được là dấu hiệu cho biết khả năng cao là thị kính đã bị hư. Quan sát bên ngoài có thể thấy được sự cong vênh hoặc vỡ của thị kính, khi điều chỉnh thì thị kính bị cứng, không thể điều chỉnh theo ý muốn.

>>> Xem thêm: Sửa máy thủy bình bị mờ, không nhìn rõ mục tiêu

Cách sửa chữa máy thủy bình tự động bị hư thị kính

Thực tế, khi gặp phải trường hợp máy thủy bình tự động bị hư thị kính, cách sửa chữa và khắc phục duy nhất đó là thay cụm thị kính mới. Người dùng không nên tự ý mua phụ kiện về và thay thế khi không có đủ chuyên môn và thiết bị hỗ trợ mà thay vào đó nên tìm một đơn vị có uy tín để quá trình sửa chữa và bảo hành được đảm bảo.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều đơn vị sửa chữa thiết bị trắc địa hay máy thuỷ bình. Tuy nhiên, để đảm bảo máy thuỷ bình tự động bị hư thị kính được sửa chữa đúng cách, người dùng cần tìm một đơn vị uy tín.

Đất Hợp hiện là đơn vị có hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp và sửa chữa thiết bị trắc địa, trong đó có máy thủy bình tự động. Trung tâm Kiểm định – Sửa chữa Máy đo đạc của Đất Hợp được cấp chứng nhận Vilas do văn phòng công nhận chất lượng BOA cấp. Đây là sự khẳng định về chất lượng của Trung tâm Kiểm định – Sửa chữa của Đất Hợp mà không phải bất kỳ trung tâm sửa chữa nào cũng có được.

Chứng chỉ công nhận VILAS 1164 của Trung tâm Kiểm định – Sửa chữa thiết bị đo đạc Đất Hợp trong lĩnh vực đo lường hiệu chuẩn.

Chứng chỉ công nhận VILAS 1164 của Trung tâm Kiểm định – Sửa chữa thiết bị đo đạc Đất Hợp trong lĩnh vực đo lường hiệu chuẩn.

Quy trình làm việc chuẩn VILAS tại Trung tâm Kiểm định – Sửa chữa thiết bị đo đạc Đất Hợp bao gồm các bước như sau:

  • Bước 1: Nhận và ghi lại thông tin về thiết bị và vấn đề khách hàng gặp phải.
  • Bước 2: Kiểm tra thiết bị.
  • Bước 3: Xác định lỗi trên thiết bị.
  • Bước 4: Báo giá, làm hợp đồng sửa chữa.
  • Bước 5: Khắc phục, sửa chữa lỗi.
  • Bước 6: Vệ sinh thiết bị.
  • Bước 7: Hiệu chỉnh sai số.
  • Bước 8: In giấy kiểm nghiệm, dán tem và bảo hành cho thiết bị.
  • Bước 9: Bàn giao thiết bị cho khách hàng.
  • Bước 10: Lưu thông tin của khách hàng trên hệ thống và hồ sơ bản giấy.
  • Bước 11: Chăm sóc khách hàng.

Nếu máy thủy bình của bạn bị hư thị kính cần sửa chữa, hãy liên hệ ngay tới HOTLINE 0903 825 125, Đất Hợp luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn!

>>> Xem thêm: Kiểm định máy thủy bình & Những điều bạn cần biết