Đo đạc địa chính là công việc yêu cầu độ chính xác cao để cung cấp đủ thông tin trong chứng nhận quyền sử dụng đất. So với phương pháp đo vẽ trực tiếp truyền thống là dùng máy toàn đạc, hiện nay máy đo RTK được ưu tiên sử dụng hơn. Vì sao lại như vậy?

Đo đạc địa chính là gì?

Đo đạc địa chính là hoạt động đo đạc để xác định tọa độ, mốc giới, ranh giới, chu vi và diện tích của thửa hoặc lô đất. Đây là bước quan trọng đầu tiên cần thực hiện để đưa dữ liệu đất đai lên bản đồ. Và nó cũng phục vụ cho: Công tác quản lý đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giải quyết tranh chấp đất đai, thu thuế chuyển nhượng đất, thuế sử dụng đất và thuế chuyển đổi mục đích sử dụng đất của chính quyền; công tác bàn giao mặt bằng, mua bán đất hoặc cho thuê đất của chính quyền và người dân.

Thông tin về thửa đất được ghi trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Thông tin về thửa đất được ghi trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

4 dạng của đo đạc địa chính:

Đo đạc địa chính là hoạt động đi đo ngoài hiện trường và lấy số liệu về đất đai. Với mỗi nhiệm vụ đo đạc, người đo sẽ cần lấy những dữ liệu khác nhau. Dưới đây là 4 dạng nhiệm vụ mà đo đạc địa chính cần thực hiện:

  • Đo đạc để trích lục thửa đất địa chính: Đối với dạng đo này, nhiệm vụ của người đo là lấy số liệu về từng thửa đất, lô đất (tọa độ, chu vi, diện tích) ở những khu vực chưa có bản đồ địa chính. Mục đích là để chính quyền địa phương quản lý đất đai dễ dàng hơn.
  • Đo đạc để chỉnh lý bản đồ địa chính: Đối với dạng đo này, nhiệm vụ của người đo là lấy số liệu về mốc giới hoặc địa giới hành chính khi có sự thay đổi trên bản đồ, ví dụ như phân chia hoặc sáp nhập xã, huyện, tỉnh… hoặc đo lấy số liệu về chu vi, diện tích đất khi có sự thay đổi về diện tích đất, mục đích sử dụng đất…
  • Đo đạc để bổ sung thêm vào bản đồ địa chính: Đối với dạng đo này, nhiệm vụ của người đo là lấy số liệu chi tiết về từng thửa đất, lô đất để bổ sung dữ liệu trên bản đồ địa chính. Dạng đo này thường gặp ở các đơn vị hành chính cấp xã bởi vì nhiều xã đã có bản đồ địa chính nhưng chưa thực hiện đo và vẽ khép kín hoặc thửa đất trên bản đồ cấp xã chưa được chi tiết hóa thông tin.
  • Đo để vẽ lại bản đồ địa chính: Đối với dạng đo này, người đo cần lấy đầy đủ, chi tiết các thông tin về khu vực địa chính cần đo để vẽ bản đồ địa chính mới (đối với những khu vực chưa có bản đồ địa chính) hoặc vẽ lại bản đồ địa chính (đối với những khu vực địa chính tuy đã có bản đồ nhưng xảy ra nhiều biến động).

Quy trình đo đạc địa chính:

Người đo đạc địa chính phải tiến hành công việc theo tuần tự các bước đã được nêu ra trong quy trình đo đạc địa chính để đảm bảo thông tin có được là chính xác và đáng tin cậy. Quy trình này gồm 7 bước như sau:

  • Bước 1: Xác định mục tiêu đo đạc địa chính. Cụ thể là xác định việc đo đạc mà mình sắp thực hiện phục vụ cho nhiệm vụ gì (trong 4 nhiệm vụ đã liệt kê ở trên).
  • Bước 2: Thu thập các tư liệu/giấy tờ/tài liệu liên quan phục vụ cho công tác đo đạc. Các giấy tờ này có thể là chứng nhận quyền sử dụng đất, Hộ khẩu, Căn cước công dân… tùy theo nhiệm vụ đã được xác lập ở bước 1.
  • Bước 3: Xác định ranh giới của khu vực đất cần đo trên thực tế và đánh dấu chúng trên bản đồ. Người đo thường sử dụng cọc gỗ, cọc bê tông, đinh sắt… để đánh dấu khi đo đạc ngoài thực địa.
  • Bước 4: Tiến hành đo lại khu vực. Người đo đạc địa chính cần chuẩn bị đầy đủ máy móc, thiết bị, sổ ghi chép (nếu cần)… để công việc đo được diễn ra thuận lợi.
  • Bước 5: Đối chiếu dữ liệu đã đo với số liệu đã có. Mục đích của việc này là để xem số liệu cũ có còn chính xác hay không để tiến hành cập nhật, sửa đổi.
  • Bước 6: Xác nhận dữ liệu đo mới với người có quyền trên khu vực đo. Bước này được thực hiện nhằm mục đích đảm bảo người có quyền trên khu vực đất đo đã đồng ý với dữ liệu trước khi đưa lên chính quyền.
  • Bước 7: Nộp hồ sơ. Đây là bước cuối cùng nhằm để chính quyền xác nhận dữ liệu mới của khu đất đã đo và cập nhật trên hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia.

Đo đạc địa chính sử dụng thiết bị nào?

Đo đạc địa chính là công việc yêu cầu độ chính xác cao để cung cấp đủ thông tin trong chứng nhận quyền sử dụng đất. Do đó, sử dụng thiết bị nào để đo đạc địa chính chính xác cũng là câu hỏi mà nhiều người quan tâm.

Thông thường, để đo đạc địa chính, ta có thể sử dụng 2 loại thiết bị sau:

  • Thiết bị định vị GNSS: Yêu cầu thiết bị định vị GNSS dùng trong đo đạc địa chính phải có độ chính xác ở mức độ centimet, có chức năng đo RTK.
  • Máy toàn đạc điện tử, máy kinh vĩ điện tử: Sử dụng phương pháp đo vẽ trực tiếp.

>>> Xem thêm: Sai số cho phép trong đo đạc địa chính là bao nhiêu?

Vì sao máy đo RTK được ưu tiên sử dụng trong đo đạc địa chính?

Ngày nay, trong đo đạc địa chính, thiết bị sử dụng công nghệ đo động thời gian thực (hay còn gọi là đo RTK) đang được sử dụng nhiều hơn so với các thiết bị còn lại bởi:

  • Máy đo RTK không yêu cầu phải thông hướng ngắm khi đo như khi sử dụng máy toàn đạc điện tử.
  • Dễ di chuyển và thao tác trong quá trình thực hiện.
  • Nhân lực bố trí cho từng tổ đo ít hơn.
  • Thời gian đo được rút ngắn so với phương pháp đo bằng toàn đạc truyền thống nhưng vẫn đảm bảo độ chính xác.

Giới thiệu dòng máy đo RTK chất lượng cao dùng trong đo đạc địa chính hiện nay

Nói đến máy đo RTK, Trimble là thương hiệu đi đầu trên thế giới về dòng thiết bị này. Các thiết bị của Trimble sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với các dòng máy đo RTK của các hãng khác trên thị trường, điển hình như: Được tích hợp các công nghệ hiện đại, đo chính xác, ít sai số, độ tin cậy dữ liệu cao, bền, có thời gian khấu hao > 5 năm…

Trong số các dòng máy đo RTK của Trimble, Trimble R780 là dòng máy đo RTK mới nhất, sở hữu nhiều công nghệ hiện đại và đáp ứng hiệu quả các yêu cầu đo đạc ngày càng cao của người dùng.

Đo nghiêng với máy đo RTK Trimble R780.

Đo nghiêng với máy đo RTK Trimble R780.

3 tính năng nổi bật của Trimble R780:

Máy đo RTK Trimble R780 rất thích hợp để dùng trong đo đạc địa chính. Liên hệ HOTLINE 0903 825 125 để được tư vấn chi tiết về sản phẩm ngay hôm nay!

>>> Xem thêm: Một số dòng máy đo GNSS RTK khác