Khi dẫn mốc tọa độ công trình, việc lựa chọn dòng máy nào để đo đạc và nắm vững các thao tác trong quá trình đo sẽ giúp người đo chủ động hơn và hoàn thành công việc tốt hơn. Có những lưu ý nào bạn cần quan tâm khi thực hiện dẫn mốc tọa độ công trình? Hãy cùng Đất Hợp tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Máy định vị GNSS Trimble R8s giúp dẫn mốc tọa độ công trình chính xác
Để đáp ứng nhu cầu đo đạc hiện nay, hãng Trimble – Mỹ đã cho ra mắt nhiều dòng sản phẩm máy định vị GNSS, trong đó có sản phẩm Trimble R8s.
Trimble R8s được thiết kế để đáp ứng nhu cầu của các chuyên gia không gian địa lý trong mọi ứng dụng và trong mọi điều kiện, với thiết kế chắc chắn, gọn nhẹ chuyên dùng trong công tác khảo sát thành lập lưới khống chế tọa độ với độ chính xác cao và đo đạc khảo sát địa hình, địa chính, thi công công trình như một chiếc máy đo đạc thông minh.
Bài viết này hãy cùng Đất Hợp tìm hiểu các lưu ý giúp dẫn mốc tọa độ bằng máy định vị GNSS Trimble R8s đạt hiệu quả nhất nhé!
Hướng dẫn dẫn mốc tọa độ bằng máy định vị GNSS Trimble R8s
Bước 1. Chuẩn bị máy trước khi thực hiện dẫn mốc tọa độ
Sau khi đã chọn được điểm và chôn mốc, tiến hành chuẩn bị máy với một số lưu ý như sau:
- Đảm bảo máy đã được kiểm định hiệu chuẩn, bộ nhớ của máy phải đảm bảo còn trống.
- Kiểm tra xem pin máy được sạc đầy hay chưa, nếu chưa cần sạc đầy pin và chuẩn bị pin thay thế trong trường hợp đo kéo dài.
- Chân máy chắc chắn, sử dụng đế đặt máy có dọi tâm.
Bước 2. Tiến hành đo đạc tại thực địa
Khi đo máy ngoài thực địa, cần chú ý các yêu cầu sau:
- Sử dụng bộ điều khiển Trimble để cài đặt chế độ đo tĩnh cho máy, có thể chọn lưu dữ liệu đo trên Ăng-ten hoặc trên bộ điều khiển.
- Tiến hành đặt máy lên chân đã cân bằng bọt thủy, bật máy để bắt đầu thu dữ liệu đo.
Một số lưu ý trong quá trình đo:
- Tổ đo phải nghiêm chỉnh tuân theo thời gian quy định trong bảng điều độ công tác, đảm bảo quan trắc đồng bộ cùng một nhóm các vệ tinh. Khi có sự thay đổi so với bảng điều độ phải báo ngay với người phụ trách.
- Trong khi máy thu đang làm việc không được dùng bộ đàm hoặc điện thoại di động ở gần máy thu. Khi có sấm chớp, mưa to phải tắt máy, ngừng đo và thu cất ăng ten đề phòng sét đánh.
- Nội dung ghi sổ đo ngoại nghiệp cần bao gồm các mục sau để đảm bảo có đủ dữ liệu cho việc xử lý:
+ Tên trạm đo, số hiệu trạm đo.
+ Ngày, tháng đo/ngày của năm, điều kiện thời tiết, số hiệu ca đo.
+ Thời gian bắt đầu đo, kết thúc đo.
+ Thiết bị thu ghi loại máy, ký hiệu, số máy, số hiệu ăng ten.
+ Chiều cao ăng ten.
Bước 3. Xử lý dữ liệu sau khi đo
Sau khi hoàn thành đo đạc tại thực địa, tiến hành trút số liệu để xử lý bình sai và báo cáo thành quả
Số liệu đo tĩnh của máy Trimble R8s sẽ có đuôi dạng .T02. Chúng ta có thể sử dụng phần mềm Convert to Rinex để chuyển về định dạng chung cho tất cả các phần mềm bình sai.
Sử dụng phần mềm Trimble Business Center để tiến hành bình sai với các bước cơ bản như sau:
- Đưa dữ liệu đo vào phần mềm, nhập các thông số như tên điểm, chiều cao máy.
- Bình sai từng cạnh của lưới.
- Đưa lưới về đúng hệ tọa độ VN2000 địa phương.
- Khai báo tọa độ các mốc gốc của lưới.
- Bình sai hệ thống lưới.
- Biên tập, báo cáo 7 bảng.
>>> Xem thêm: Ứng dụng GNSS trong Khảo sát, Thành lập bản đồ và GIS