Hiện nay có rất nhiều dòng máy đo sâu hồi âm khác nhau, tùy vào nhu cầu, khu vực khảo sát mà người dùng sẽ có lựa chọn phù hợp. Đồng thời, khi lựa chọn máy đo sâu hồi âm sẽ có những thông số kỹ thuật mà người dùng cần đặc biệt quan tâm. Trong bài viết dưới đây, Đất Hợp sẽ chia sẻ kinh nghiệm lựa chọn máy đo sâu hồi âm để khảo sát tại khu vực nước nông hoặc nước sâu.
Các thông số kỹ thuật cần quan tâm khi lựa chọn máy đo sâu hồi âm
– Tần số hoạt động (Frequency Range)
Tần số quyết định độ sâu và độ phân giải của tín hiệu. Máy đo sâu có tần số cao từ 200 kHz trở lên thích hợp cho khảo sát vùng nước nông, cho kết quả chi tiết hơn. Máy có tần số thấp khoảng 30-50 kHz, phù hợp cho khảo sát vùng nước sâu vì có khả năng xuyên qua lớp nước tốt hơn.
– Công suất phát (Power Output)
Công suất phát quyết định khả năng quyên qua của sóng âm trong nước. Công suất cao cho phép khảo sát ở độ sâu lớn và trong các điều kiên nước phức tạp như bị đục hay chứa nhiều tạp chất.
– Độ sâu đo tối đa (Max Depth)
Độ sâu tối đa là khả năng đo sâu tối đa cần được xem xét dựa trên độ sâu của khu vực khảo sát.
– Độ phân giải (Resolution)
Độ phân giải càng cao thì máy có khả năng phân biệt chi tiết nhỏ dưới đáy biển, quan trọng khi cần khảo sát chi tiết bề mặt đáy.
– Độ rộng chùm tia (Beamwidth)
Máy đo sâu thường có góc chùm tia hẹp, giúp việc đo chính xác tại 1 điểm. Còn với máy có góc chùm tia lớn thì lại phù hợp với việc lập bản đồ dưới biển.
– Khả năng chống nhiễu (Signal Processing)
Máy đo sâu cần khả năng loại bỏ nhiễu từ các nguồn sóng âm khác hoặc từ điều kiện môi trường
Ngoài ra còn 1 vài thông số cần lưu ý khi sử dụng máy đo sâu như: Kiểu xung (Pulse type), Tốc độ ping (Ping rate), Độ dài xung (Pulse length),…
Khi khảo sát ở vùng nước nông hoặc sâu thì nên chọn máy đo sâu hồi âm như thế nào?
– Chọn máy đo sâu hồi âm cho vùng nước nông
Khi khảo sát ở vùng nước nông, nên chọn máy đo sâu có tần số cao (khoảng 200 kHz hoặc hơn) để đảm bảo độ phân giải tốt và khả năng đo chính xác ở độ sâu nhỏ. Máy cần có góc chùm tia hẹp để tăng độ chính xác của phép đo.
Máy đo sâu hồi âm cho vùng nước nông | ||||
Tần số tùy chọn | 200kHz – 450kHz Tùy chọn 700kHz |
170kHz – 450kHz Tùy chọn 700kHz |
170kHz – 450kHz Tùy chọn 700kHz |
170kHz – 450kHz Tùy chọn 700kHz |
Dãy độ sâu | Lên đến 200m+ | Lên đến 400m+ | Lên đến 400m+ | Lên đến 800m+ |
Góc phát chùm tia | 10° đến 130° Tùy chỉnh góc phát |
10° đến 160° Tùy chỉnh góc phát |
10° đến 160° Tùy chỉnh góc phát |
10° đến 160° Tùy chỉnh góc phát |
Băng thông | Lên đến 60kHz | Lên đến 60kHz | Lên đến 60kHz | Lên đến 60kHz |
Độ phân giải phát hiện đáy | 3mm | 3mm | 3mm | 3mm |
>>> Xem thêm: So sánh 4 máy đo sâu đa tia Sonic V-Series
– Chọn máy đo sâu hồi âm cho vùng nước sâu
Đối với vùng nước sâu, nên chọn máy có tần số thấp (khoảng 30-50 kHz) để đảm bảo khả năng xuyên qua tốt hơn và có thể đo ở độ sâu lớn. Ngoài ra, công suất phát cần cao để xuyên qua nước dày và môi trường nhiều tạp chất.
Máy đo sâu hồi âm cho vùng nước sâu | ||||
Tần số | 24 – 210 kHz | 24 – 210 kHz | 24 – 210 kHz | 24 – 210 kHz |
Công suất | Lên đến 1 kW | Lên đến 1 kW | Lên đến 1 kW | Lên đến 1 kW |
Độ phân giải | 1 cm | 1 cm | 1 cm | 1 cm |
Độ sâu tối đa | Lên đến hơn 5000m | Lên đến hơn 5000m | Lên đến hơn 2000m | Lên đến hơn 2000m |
Độ dài xung phát | 4 ms | 4 ms | 4 ms | 4 ms |
>>> Xem thêm: Máy đo sâu đơn tia Knudsen và 3 tính năng nổi bật nhất đáng chú ý
Hiện nay, Công ty TNHH Đất Hợp đang là đơn vị đại diện cho hãng R2Sonic và KNUDSEN tại Việt Nam. Mọi thắc mắc và nhu cầu tư vấn chi tiết về dòng máy đo sâu hồi âm phù hợp theo công việc và khu vực khảo sát, hãy liên hệ ngay đến HOTLINE 0903 825 125 để được hỗ trợ nhanh chóng nhất!
>>> Xem thêm: 3 yếu tố ảnh hưởng đến kết quả đo sâu hồi âm có thể bạn chưa biết!