Máy thủy bình để sử dụng thường sẽ bao gồm các phụ kiện chân máy, mia. Với từng phụ kiện sẽ có nhiều lựa chọn khác nhau như chân máy sẽ có chân gỗ và chân nhôm. Mia sẽ có mia nhôm, mia invar, mia gỗ.
Máy thủy bình là gì?
Máy thủy bình (hay máy thủy chuẩn) là một thiết bị quan trọng và phổ biến trong lĩnh vực xây dựng và đo đạc, được sử dụng để đo và xác định độ cao chính xác của các điểm trên mặt đất. Với khả năng cung cấp số liệu đo đạc chính xác, máy thủy bình giúp các kỹ sư và nhà thầu xây dựng đảm bảo rằng các công trình được thi công theo đúng thiết kế và đạt tiêu chuẩn chất lượng.
Máy thủy bình để sử dụng thường sẽ bao gồm các phụ kiện chân máy, mia. Với từng phụ kiện sẽ có nhiều lựa chọn khác nhau như chân máy sẽ có chân gỗ và chân nhôm. Mia sẽ có mia nhôm, mia invar, mia gỗ.
Lựa chọn chân máy thủy bình
Chân máy thủy bình sẽ dùng làm trụ đỡ, 3 chân đặt máy giúp giữ vững máy khi đo thông thường sẽ có hai loại là chân nhôm và chân gỗ:
- Chân nhôm được làm bằng hợp kim nhôm Aluminium. Loại chân này được thiết kế gọn nhẹ, chống gỉ sét, dễ vận chuyển, mang vác trong quá trình sử dụng có thể vặn khoá chân tuỳ chỉnh chiều cao chân máy.
- Và tương tự chân gỗ sẽ được làm bằng gỗ cao cấp, chắc chắn, bền bỉ nhưng lại khá nặng nên dẫn đến giá thành thấp hơn chân nhôm. Hai khóa hỗ trợ tuỳ chỉnh theo địa hình thích hợp.
Việc lựa chọn dùng chân gỗ hay chân nhôm cho máy thuỷ bình cũng không bắt buộc, hay có yêu cầu nhiều vì chủ yếu chân máy chỉ dùng để đặt giữ máy khi đo. Bạn chỉ cần xem xét môi trường làm việc địa hình sẽ di chuyển loại chân nào là thuận tiện và tài chính để đầu tư vào.
Lựa chọn mia máy thủy bình
Mia máy thủy bình (hay còn gọi là mia thủy chuẩn) là một thiết bị đo đạc trong xây dựng và trắc địa. Mia này thường được sử dụng kết hợp với máy thủy bình để đo độ cao và kiểm tra độ phẳng của bề mặt.
Đối với mia sẽ tuỳ theo loại máy và yêu cầu công việc. Máy thủy bình có thủy bình cơ và thủy bình điện tử. Nên cách đọc kết quả cũng sẽ khác nhau.
- Mia nhôm: Nhẹ, bền và chống gỉ, thích hợp cho nhiều điều kiện làm việc khác nhau. Mia nhôm thường được sử dụng trong các công trình xây dựng và trắc địa thông thường.
- Mia gỗ: Thường dùng trong các công trình có yêu cầu độ chính xác cao hơn. Mia gỗ thường nặng hơn và ít phổ biến hơn so với mia nhôm.
- Mia vạch invar sẽ không có số mà là chia mã vạch. Được sử dụng để đo đạc thủy chuẩn hạng I và hạng II.
Nếu phân loại theo kiểu dáng mia được chia theo
- Mia một đoạn: Là loại mia được làm từ một thanh duy nhất. Dễ sử dụng và ít gặp vấn đề với độ chính xác do không có các khớp nối.
- Mia đoạn có thể kéo dài và thu gọn, tiện lợi khi cần đo ở nhiều độ cao khác nhau. Thường có từ 2 đến 5 đoạn ghép lại.
Nhờ việc phân loại và chọn lựa mia phù hợp, công tác đo đạc và xây dựng sẽ đạt được độ chính xác cao hơn và hiệu quả hơn.
Liên hệ ngay Đất Hợp qua HOTLINE 0903 825 125 để được tư vấn lựa chọn chân, mia máy thủy bình phù hợp và nhanh chóng nhất!
>>> Xem thêm: So sánh máy thủy bình Sokkia B20, B30A và B40A