Máy toàn đạc điện tử không phải là một thiết bị xa lạ đối với anh em ngành đo đạc trắc địa. Được sử dụng nhiều và phổ biến, đặc biệt ở những công tác đo đạc đòi hỏi có độ chính xác cao. Những chiếc máy toàn đạc điện tử khi được đem ra hiện trường để tiến hành đo cần phải luôn được đảm bảo về độ chính xác. Chính vì vậy mà việc kiểm định máy toàn đạc điện tử định kỳ là việc cần làm để đảm bảo độ chính xác đó.

Vì sao cần kiểm định máy toàn đạc điện tử?

Đối với các lĩnh vực khảo sát đo đạc cần độ chính xác cao thì không thể nào vắng mặt chiếc máy toàn đạc điện tử, cụ thể như:

  • Đo đạc trắc địa địa hình.
  • Đo địa chính.
  • Đo thi công công trình nhà ở.
  • Đo đạc thi công cầu đường.
  • ..v..v…

Tất cả các lĩnh vực trên đều phải sử dụng chiếc máy toàn đạc điện tử để tiến hành thu thập dữ liệu ở các môi trường ngoại cảnh, dễ chịu tác động của môi trường bên ngoài. Việc chiếc máy toàn đạc được di chuyển qua lại nhiều vị trí, nhiều địa hình, thậm chí nhiều loại thời tiết thay đổi khác nhau sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến độ chính xác của máy. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến độ chính xác của số liệu thu thập được, và làm giảm hiệu quả công việc, tốn thời gian và chi phí của nhà đầu tư.

Để tránh được các phát sinh không mong muốn do các tác động trong quá trình sử dụng thiết bị thời gian dài thì việc kiểm định máy toàn đạc điện tử định kỳ là hết sức cần thiết. Nhờ vào việc kiểm định mà chúng ta sẽ kịp thời phát hiện các vấn đề ảnh hưởng đến độ chính xác của máy để kịp thời xử lý.

Máy toàn đạc được kiểm định định kỳ sẽ giúp máy luôn đảm bảo được các thông số kỹ thuật, các phép đo được thực hiện chính xác, đạt theo tiêu chuẩn ban đầu của nhà sản xuất. Nhờ đó mà kỹ sư đo đạc hoàn toàn có thể yên tâm thực hiện các công tác đo ngoài thực tế của mình một cách hiệu quả, chính xác và nhanh chóng hơn.

Thời gian cần kiểm định khuyến cáo đối với máy toàn đạc là bao lâu để đảm bảo độ chính xác?

Như đã nói ở phần trên, chúng là đã có thể hiểu được lý do cần phải kiểm định định kỳ máy toàn đạc. Vậy chính xác chúng ta bao lâu cần kiểm định 1 lần thì phù hợp?

Thực tế, máy toàn đạc có thể xem là một thiết bị khá cao cấp và thường được sản xuất với chất lượng cao. Các thông số và chỉ số sai số của máy toàn đạc rất thấp, cho phép đo chính xác. Cũng chính nhờ đó mà thời gian cho việc kiểm định định kỳ cho máy toàn đạc có thể kéo dài tới 6 đến 12 tháng 1 lần.

Kiểm định máy toàn đạc điện tử

Cần kiểm định máy toàn đạc định kỳ để đảm bảo độ chính xác.

Tuy nhiên, tùy vào mức độ sử dụng thực tế của người kỹ sư sử dụng, nếu máy toàn đạc được sử dụng liên tục trong thời gian dài, ít thời gian nghỉ hoặc thường xuyên gặp phải các vấn đề không mong muốn, cụ thể:

Lúc này thời gian kiểm định máy toàn đạc có thể được rút ngắn lại. Vì các tác động trên sẽ khiến cho máy bị sai số. Nếu không kiểm định, hiệu chuẩn định kỳ cho máy toàn đạc, sai số sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng đo đạc, thi công công trình. Kiểm định cũng chính là bảo dưỡng để giúp thiết bị sử dụng được bền bỉ và lâu dài hơn, đem lại nhiều lợi ích cho chủ đầu tư.

Các thiết bị dùng để kiểm định máy toàn đạc

Để kiểm định được máy toàn đạc, đòi hỏi các trung tâm kiểm định cần có đầy đủ các thiết bị cần thiết. Cụ thể hơn, các thiết bị và phương tiện cần thiết để kiểm định máy toàn đạc bao gồm:

  • 01 máy toàn đạc chuẩn, được kiểm định theo định kỳ ở trung tâm đo lường Việt Nam (viết tắt là VMI).
  • 01 máy thủy bình chuẩn, được kiểm định theo định kỳ ở trung tâm đo lường Việt Nam (viết tắt là VMI).
  • 01 hệ thống kiểm tra sai số hệ thống góc đọc của máy toàn đạc là Collimator (được chuẩn hóa từ máy toàn đạc và thủy bình chuẩn nêu trên).
  • 01 bãi chuẩn dùng để kiểm tra sai số đo cạnh của máy toàn đạc.

Mô tả các bước trong quy trình kiểm định máy toàn đạc

Để kiểm định máy toàn đạc cần thực hiện quy trình gồm 2 bước cơ bản như sau:

– Bước 1. Kiểm tra bên ngoài của máy:

  • Quá trình này sẽ tiến hành kiểm tra hoạt động của các bộ phận như: ốc cân máy, vít vi động, bộ phận ngắm, ống quang học, lưới chữ thập,…
  • Thông qua kiểm tra để đảm bảo các bộ phận đều hoạt động bình thường. Vít sẽ không bị lỏng hoặc bị vặn quá chặt, lưới chữ thập không bị mờ,…

– Bước 2. Tiến hành kiểm tra kỹ thuật:

  • Kiểm tra ống thủy và bọt thủy tròn.
  • Kiểm tra trục ngắm của bộ phận dọi tâm.
  • Kiểm tra màng chỉ chữ thập.
  • Kiểm tra sai số trục ngắm của ống kính (2C).
  • Kiểm tra sai số chỉ tiêu của bàn độ đứng (MO).
  • Kiểm tra sai số đo cạnh của máy.
Kiểm định máy toàn đạc điện tử

Máy toàn đạc điện tử Trimble C5.

Những thông tin thể hiện trên giấy kiểm định máy toàn đạc điện tử

Sau khi máy toàn đạc điện tử được kiểm định, đơn vị kiểm định có nhiệm vụ phải cấp giấy chứng nhận thiết bị đã được kiểm định kèm tem dán trên máy có ghi rõ thời gian kiểm định. Cụ thể các nội dung cần có trên phiếu kiểm định do đơn vị uy tín cấp cho bạn sẽ có những thông tin sau:

  • Tên của trung tâm kiểm định.
  • Tên máy, model, số series, hãng sản xuất, xuất xứ của máy.
  • Tên đơn vị, khách hàng quản lý máy.
  • Ngày kiểm định và ngày đề nghị kiểm định tiếp theo cho thiết bị.
  • Các phương tiện, phương pháp dùng để hiệu chuẩn.
  • Các thông số kỹ thuật sau khi hiệu chuẩn.

Bạn có thể yên tâm khi kiểm định máy toàn đạc tại Trung tâm kiểm định sửa chữa tại Đất Hợp, chúng tôi luôn tiến hành kiểm định theo đúng quy trình. Cam kết chất lượng và cung cấp đầy đủ các giấy tờ, tem nhãn trên sản phẩm sau kiểm định. Đặc biệt Trung tâm Kiểm định sửa chữa máy đo đạc Đất Hợp được cấp dấu chứng nhận Vilas do Bộ khoa học và công nghệ – Văn phòng công nhận chất lượng cấp cho Trung tâm kiểm định, để xác định trung tâm đó đủ khả năng kiểm định máy.

Để tìm hiểu thêm thông tin và được tư vấn đề dịch vụ kiểm định máy toàn đạc tại Đất Hợp, bạn có thể liên hệ ngay tới số HOTLINE 0903 825 125, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ và tư vấn.

>>> Xem thêm: Mua máy toàn đạc chính hãng ở đâu?