Lập bản đồ đáy biển là công việc không thể bỏ qua trong quá trình khai thác dầu khí và khoáng sản. Việc thực hiện khảo sát và lập bản đồ đáy biển đòi hỏi nhiều thiết bị, công nghệ khác nhau. Hãy cùng Đất Hợp tìm hiểu chi tiết về lợi ích và các thiết bị cần dùng để khảo sát, lập bản đồ đáy biển phục vụ khai thác dầu khí và khoáng sản trong bài viết dưới đây.
Khảo sát và lập bản đồ đáy biển giúp ích gì cho khai thác dầu khí và khoáng sản?
Việc khảo sát và lập bản đồ đáy biển là điều không thể thiếu trong khai thác dầu khí và khoáng sản, không những giúp xác định dược vị trí, kết cấu khu vực đảm bảo an toàn mà còn nhiều lợi ích khác, cụ thể:
– Xác đinh vị trí mỏ dầu và khoáng sản
Lập bản đồ đáy biển giúp xác định cấu trúc địa chất dưới đáy biển, từ đó có thể xác định vị trí các mỏ dầu khí và khoáng sản tiềm năng, tránh việc lãng phí thời gian và công sức nếu không xác định được đúng vị trí. Dựa nào việc phân tích các lớp trầm tích, đứt gãy tầng địa chất và địa hình đáy biển cung cấp thông tin về nơi có thể chứa các tài nguyên khoáng sản
– Giúp lên kế hoạch khai thác hiệu quả
Có bản đồ chi tiết giúp các công ty dầu khí và khoáng sản lập kế hoạch khai thác hiệu quả, xác định khu vực tối ưu để khoan và triển khai giàn khoan, tối ưu hóa chí phí và giảm rủi ro
– Đảm bảo an toàn trong hoạt động khai thác
Khảo sát đáy biển cung cấp thông tin về điều kiện địa chất và địa hình, giúp xác định các yếu tố nguy hiểm như đứt gãy, núi ngầm, hay dòng hải lưu mạnh có thể ảnh hưởng đến thiết bị khai thác. Điều này giúp đảm bảo an toàn cho giàn khoan và cả công trình khai thác dưới biển
– Phân tích môi trường và đánh giá tác động
Việc này cũng giúp xác định được hệ sinh thái đáy biển, từ đó đưa ra các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực
– Quản lý tài nguyên bền vững
Dữ liệu từ các cuộc khảo sát cung cấp thông tin chính xác về trữ lượng dầu khí và khoáng sản, giúp các công ty và chính phủ quản lý tài nguyên mội cách bền vũng, tránh khai thác quá mức gây tổn hại đến hệ sinh thái trong khu vực.
Khảo sát và lập bản đồ đáy biển là công việc không thể bỏ qua trong khai thác dầu khí và khoáng sản.
Những thiết bị nào có thể được dùng cho công tác khảo sát và lập bản đồ đáy biển
– Nhóm thiết bị đo độ sâu
- Máy đo sâu đơn tia (Single Beam Echo Sounder – SBES): Đo độ sâu tại 1 điểm duy nhất, dùng trong khảo sát cơ bản
- Máy đo sâu đa tia (Multibeam Echo Sounder – MBES): Khả năng đo đồng thời nhiều điểm dưới dáy biển, có khả năng lập bản đồ 3D chi tiết
Thiết bị đo sâu | Hình ảnh |
Knudsen Mini Sounder | |
Knudsen Sounder Portable | |
Sonic 2020-V/2020-V Plus | |
Sonic 2024-V/2024-V Plus |
– Nhóm thiết bị tạo hình ảnh bề mặt đáy biển
Tạo hình ảnh 2D hoặc 3D của bề mặt đáy biển để nhận diện vật thể, địa hinh và cấu trúc dưới nước:
- Thiết bị quét sườn (Side Scan Sonar) tạo hình ảnh 2D chi tiết
- Máy đo sâu xuyên đáy (Sub-Bottom Profiler – SBP): Khảo sát các lớp địa chất dưới đáy biển bằng cách phát sóng âm tần số thấp xuyên qua lớp trầm tích
Thiết bị tạo hình ảnh bề mặt đáy biển | Hình ảnh |
Thiết bị rà quét Side Scan Sonar 4200 | |
Máy đo địa tầng SUB BOTTOM PROFILER 3200 |
– Nhóm thiết bị định vị
Định vị chính xác vị trí của thiết bị đo được lắp trên tàu nhằm đảm bảo dữ liệu đo đạc chính xác, có 3 nhóm thiết bị trong phần này, gồm:
- Thiết bị định vị vệ tinh (GNSS – Global Navigation Satellite System): Định vị và xác định toạ độ của thiết bị đo được gắn trên tàu khảo sát với độ chính xác cao
- Hệ thống định vị thủy âm (Acoustic Positioning System – USBL/LBL): Định vị các thiết bị ngầm hoặc ROV dưới nước.
- Hệ thống định vị quán tính (Inertial Navigation System – INS): Định vị và theo dõi di chuyển chính xác trong điều kiện môi trường biển khắc nghiệt, mất tín hiệu GNSS.
Thiết bị định vị | Hình ảnh |
Thiết bị định vị vệ tinh DGPS 2 tần số – SPS 855 | |
Thiết bị định vị vệ tinh DGPS một tần số – SPS 356 | |
Thiết bị định vị thủy âm SONARDYNE USBL/LBL | |
Thiết bị dẫn đường quán tính INS Certus Evo | |
Thiết bị dẫn đường quán tính INS Boreas A90 |
– Nhóm thiết bị hỗ trợ hiệu chỉnh và giám sát môi trường
Nhóm thiết bị hỗ trợ hiệu chỉnh và giám sát môi trường cung cấp các thông số về môi trường cần thiết để hiệu chỉnh dữ liệu đo đạc nhằm đảm bảo độ chính sát trong quá trình khảo sát.
- Thiết bị đo tốc độ âm thanh trong nước (Sound Velocity Profiler – SVP): Đo tốc độ âm thanh trong nước để hiệu chỉnh dữ liệu độ sâu.
- Thiết bị đo thủy triều (Tide Gauge): Đo mực nước biển theo thời gian để điều chỉnh độ sâu đo được theo thay đổi thủy triều
- Cảm biến đo áp suất và độ sâu (Pressure Transducer): Đo áp suất nước để tính toán độ sâu ở các điểm cố định
Thiết bị hỗ trợ hiệu chỉnh và giám sát môi trường | Hình ảnh |
Thiết bị đo vận tốc âm thanh theo cột nước AML-3 | |
Thiết bị đo vận tốc âm thanh theo cột nước AML-1 | |
Thiết bị đo dòng chảy lưu lượng, sóng, triều Sontek ADP |
– Phần nềm xử lý dữ liệu khảo sát
Hiện nay phần mềm được sử dụng dụng nhiều trong lĩnh vực đo sâu lập bản đồ đáy biển này là phần mềm Hypack, có nhiều phiên bản phù hợp như Hypack Standard nâng cao hơn thì có Hypack Max và Hypack/Hysweep có khả năng phân tích dữ liệu lập bản đồ đáy biển 3D phức tạp. Xem thêm: So sánh 2 module HYPACK Max và HYSWEEP, có gì khác biệt?>>>
Hy vọng với bài viết trên, Đất Hợp đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về lợi ích khi khảo sát, lập bản đồ đáy biển trong khai thác dầu khí và khoáng sản cũng như các thiết bị để phục vụ công tác này. Để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết, hãy liên hệ đến HOTLINE 0903 825 125, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ quý khách hàng!
>>> Xem thêm: