Hiện nay, hầu như các máy dò công trình ngầm GPR đều được tích hợp GPS để ghi lại các tuyến thăm dò được tốt hơn. Tuy nhiên, sự sai số của GPS tích hợp quá lớn (5 – 10m) làm ảnh hưởng đến kết quả dữ liệu thu được. Chính vì thế, công nghệ GNSS đã được tích hợp vào một số phẩm GPR chuyên dụng nhằm giải quyết các vấn đề này.

Phương pháp Radar xuyên đất (GPR)

Radar xuyên đất (GPR) là một phương pháp địa vật lý thăm dò, sử dụng sóng điện từ ở dải tần từ 10 – 3000 MHz. Sóng điện từ sẽ được phát từ ăng-ten phát và lan truyền vào môi trường đất đá. Khi gặp bề mặt phân cách giữa các lớp vật liệu, sóng điện từ sẽ phản xạ lại và được thu nhận bằng ăng-ten thu. Dựa vào thời gian từ lúc phát sóng đến lúc thu, sẽ xác định được vị trí và độ sâu của đối tượng muốn thăm dò.

Sự kết hợp giữa máy dò công trình ngầm GPR và máy định vị GNSS

Nguyên lý thăm đò của phương pháp GPR.

Công nghệ đo động thời gian thực GNSS RTK (Real-Time Kinematic)

Công nghệ GNSS RTK (Real-Time Kinematic) – đo động thời gian thực là một kỹ thuật được sử dụng để tăng độ chính xác của tín hiệu GPS bằng cách sử dụng một máy thu GNSS 2 tần số đặt cố định – gọi là trạm tĩnh (Base Station) để thu và gửi tín hiệu đến máy GNSS 2 tần số đang chuyển động – gọi là trạm động (Rover Station). Có 2 cách thường dùng nhất để trao đổi tín hiệu giữa trạm Base và trạm Rover là dùng sóng 3/4G và sóng Radio.

  • Sóng 3G/4G: Được sử dụng phổ biến hơn do loại song này hiện đã được phủ rộng khắp cả nước. Tuy nhiên, loại song này đôi lúc bị chập chờn do đường mạng không ổn định.
  • Sóng Radio: Được sử dụng ở những khu vực hẻo lánh, không thể kết nối với song 3G/4G. Tín hiệu giữa Base và Rover được truyền bằng song Radio nhanh, ổn định, độ chính xác về tọa độ và độ cao tốt.

Sự kết hợp giữa máy dò công trình ngầm GPR và máy định vị GNSS

Hiện nay với sự phát triển của công nghệ, hầu như các máy dò công trình ngầm GPR đều được tích hợp GPS để ghi lại các tuyến thăm dò cũng như để phục vụ cho quá trình phân tích và công tác thăm dò được tốt hơn. Tuy nhiên do sự sai số của GPS tích hợp quá lớn (5 – 10m) làm ảnh hưởng đến kết quả tuyến đi và khó khăn trong việc định vị công trình ngầm sau khi phân tích dữ liệu. Chính vì thế, công nghệ GNSS đã được tích hợp vào một số phẩm GPR chuyên dụng nhằm giải quyết các vấn đề này.

Sự kết hợp giữa máy dò công trình ngầm GPR và máy định vị GNSS

Máy dò công trình ngầm MALA Easy Locator Core và thiết bị định vị GNSS Trimble R12 tại Đất Hợp.

Máy dò công trình ngầm GPR kết hợp với máy định vị GNSS giúp nâng cao độ chính xác, tạo độ tin cậy cho dữ liệu thu thập được.

Hiện nay, Công ty TNHH Đất Hợp đang phân phối các dòng sản phẩm Dò công trình ngầm của hãng Mala, tất cả các sản phẩm đều được tích hợp GPS bên trong và có thể tích hợp thêm công nghệ GNSS như:

Sự kết hợp giữa máy dò công trình ngầm GPR và máy định vị GNSS

Hai loại máy dò công trình ngầm sử dụng phương pháp GPR đến từ hãng Mala.

Máy dò công trình ngầm MALA Easy Locator Core tương thích với hầu hết tất cả các sản phẩm GNSS-RTK trên thị trường hiện nay. Kết quả cuối cùng sẽ tốt hơn chính xác hơn nếu sử dụng các loại máy GNSS có chất lượng và tính ổn định để trong quá trình di chuyển cho kết quả tương ứng nhất.

Đất Hợp cũng cung cấp các sản phẩm GNSS chất lượng, hàng đầu thế giới và tương thích với máy MALA Easy Locator Core như các sản phẩm đến từ thương hiệu Trimble như: Trimble R10, Trimble R12, Trimble R12i

Sự kết hợp giữa máy dò công trình ngầm GPR và máy định vị GNSS

Ba dòng máy định GNSS có độ chính xác cao đến thương hiệu Trimble.

Kết hợp máy dò công trình ngầm GPR và máy định vị GNSS là giải pháp hiệu quả giúp nâng cao chất lượng đo đạc. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về việc kết hợp Radar xuyên đất (GPR) với máy định vị GNSS, bạn hãy liên hệ ngay với chúng tôi – Công Ty TNHH Đất Hợp để được đội ngũ kỹ thuật hỗ trợ tận tình và chu đáo! HOTLINE 0903 825 125.

>> Xem thêm: Tổng quan về Radar xuyên đất GPR