Cả 2 khái niệm GPS và DGPS đều được thường xuyên nhắc đến khi cần định vị vệ tinh. Tuy nhiên, giữa 2 khái niệm này có những điểm khác biệt nhất định. Vậy cụ thể giữa GPS và DGPS khác nhau như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây!

Tìm hiểu về GPS và DGPS

– GPS là gì?

GPS (Hệ thống Định vị Toàn cầu) là một hệ thống định vị dựa trên vệ tinh, được thiết kế để cung cấp thông tin về vị trí trên bề mặt trái đất. GPS là một công nghệ rộng rãi được sử dụng trong nhiều lĩnh vực như điều hướng, du lịch, theo dõi vận chuyển, và đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực địa lý và thăm dò. Hệ thống GPS có độ sai số trong phạm vi tiêu chuẩn là 15m.

– DGPS là gì?

DGPS là một cải tiến của GPS, được thiết kế để nâng cao độ chính xác của việc định vị. Điểm chính của DGPS là giảm sai số chênh lệch được gặp trong GPS thông thường. Phạm vi tiêu chuẩn của DGPS trong khoảng dưới 5m. Tuy nhiên nhược điểm của DGPS là phải sử dụng nhiều trạm phát dưới mặt đất. Sai số sẽ càng cao khi khoảng cách từ trạm DGPS đến thiết bị thu sóng càng lớn.

Cách thức hoạt động GPS và DGPS khác nhau như thế nào?

Cách thức hoạt động của DGPS.

Cách thức hoạt động của GPS và DGPS

GPS và DGPS có cách thức hoạt động khác nhau chủ yếu ở việc xử lý sai số để cải thiện độ chính xác. Cụ thể cách thức hoạt động của 2 hệ thống này như sau:

– Cách thức hoạt động của GPS

Hệ thống định vị toàn cầu (GPS) hoạt động dựa trên nguyên tắc triangulation, sử dụng mạng lưới vệ tinh quay quanh trái đất. Các vệ tinh phát tín hiệu chứa thông tin về thời gian và vị trí của chúng, và thiết bị GPS nhận và đo thời gian mất để tín hiệu đi từ vệ tinh đến nó. Bằng cách sử dụng ít nhất ba vệ tinh, thiết bị GPS áp dụng phương pháp góc để xác định vị trí chính xác trên bề mặt trái đất. Dữ liệu này sau đó được sử dụng để tính toán và hiển thị thông tin vị trí, tốc độ và đô cao trên thiết bị.

– Cách thức hoạt động của DGPS

Tại trạm tham chiếu (trạm DGPS), máy thu GPS sẽ thu tín hiệu GPS từ các vệ tinh nhằm xác định vị trí của nó (tức là vị trí trạm tham chiếu). Thông tin về vị trí mà máy thu GPS định vị được sẽ được chuyển đến khối xử lý. Tại khối xử lý này, vị trí mà máy thu GPS định vị sẽ được so sánh với vị trí thực tế (vị trí đặt trạm tham chiếu đã biết trước). Thông thường kết quả của việc so sánh là một sai số. Sai số này chính là sai số định vị của hệ thống GPS.

Trung tâm điều khiển DGPS có chức năng thu nhận thông tin định vị từ nhiều trạm tham chiếu khác nhau. Sau đó so sánh, đối chiếu và quyết định có hay không việc cho phép trạm tham chiếu nào đó có được phát dữ liệu hiệu chỉnh (thông tin sự sai số) đến máy thu người sử dụng trong phạm vi hiệu chỉnh của nó.

Cách thức hoạt động GPS và DGPS khác nhau như thế nào?

Cách thức hoạt động của DGPS.

Trên thực tế có thể có nhiều trạm tham chiếu được kết nối với trung tâm điều khiển DGPS. Nếu trung tâm điều khiển cho phép trạm tham chiếu phát tín hiệu hiệu chỉnh. Bộ xử lý của trạm tham chiếu sẽ điều khiển máy phát vô tuyến phát quảng bá tín hiệu hiệu chỉnh đó.

Tại máy thu người sử dụng còn gọi là máy thu DGPS, có 2 việc sẽ diễn ra độc lập với nhau:

  • Một là thu tín hiệu GPS từ các vệ tinh để thực hiện phép định vị như máy thu GPS thông thường.
  • Hai là thu tín hiệu hiệu chỉnh được phát ra từ trạm tham chiếu. Máy thu DGPS sẽ sử dụng tín hiệu hiệu chỉnh đó để hiệu chỉnh lại vị trí của nó nhằm thu được vị trí với sai số tối thiểu. Xem thêm: Giải pháp tổng thể về Thiết bị định vị DGPS>>>

Bài viết này đã chia sẻ thông tin tới bạn đọc về sự khác biệt của DGPS và GPS. Đồng thời cũng nêu rõ cách thức hoạt động của DGPS. Nếu có bất kì thắc mắc hoặc cần tư vấn về bất kì sản phẩm định vị DGPS nào. Hãy liên hệ ngay đến chúng tôi qua HOTLINE 0903 825 125 để được tư vấn cụ thể nhất!

>>> Xem thêm: So sánh định vị DGPS và GPS-RTK