Công nghệ đo gió bằng Lidar đã cho thấy được nhiều ưu điểm hơn so với phương pháp đo gió truyền thống là sử dụng các thụ tháp cao. Cụ thể như thế nào? Hãy cùng Đất Hợp tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết dưới đây.

2 phương pháp được dùng trong quan trắc gió cao tầng hiện nay

Hiện tại, đối với các công trình điện gió, việc thu thập dữ liệu gió tại các tầng cao là vô cùng cần thiết để xác định trữ lượng gió và tính toán điều khiển để lắp đặt các trụ turbin gió tại khu vực khảo sát. Có 02 phương pháp quan trắc gió cao tầng đang được áp dụng như sau:

  • Phương pháp sử dụng trụ tháp cao 100m với các sensor đo gió và hướng gió lắp đặt tại các tầng khác nhau.

Tháp đo gió cao 100m.

Hình 1. Tháp đo gió cao 100m.

  • Phương pháp sử dụng công nghệ đo gió bằng thiết bị Wind Lidar.

Thiết bị đo gió Wind Lidar.

Hình 2. Thiết bị đo gió Wind Lidar.

Công nghệ đo gió bằng Lidar hoạt động như thế nào?

Thiết bị đo gió với công nghệ Lidar sử dụng tia laser hồng ngoại và hiệu ứng Doppler để xác định tốc độ và hướng gió.

Công nghệ đo gió bằng Lidar.

Hình 3. Công nghệ đo gió bằng Lidar.

Doppler gió Lidar (DWL) sử dụng chùm tia laser và hiệu ứng Doppler quang học để đo tốc độ gió trong khí quyển.

Nguyên lý hoạt động của thiết bị đo gió Wind Lidar.

Hình 4. Nguyên lý hoạt động của thiết bị đo gió Wind Lidar.

Ưu điểm của công nghệ đo gió bằng Lidar so với phương pháp lắp đặt trụ tháp đo gió

So với phương pháp lắp đặt các trụ tháp đo gió, chỉ thu thập được dữ liệu tại 01 vị trí lắp đặt Sensor, khi sử dụng công nghệ đo gió bằng Lidar, người dùng có thể thu thập dữ liệu rộng hơn, bao gồm toàn bộ dữ liệu trong phạm vi phát của Lidar (phạm vi phát của thiết bị Wind Lidar có thể đến 200m hoặc hơn).

Phạm vi hoạt động của Wind Lidar.

Hình 5. Phạm vi hoạt động của Wind Lidar.

Việc triển khai thiết bị Wind Lidar cũng đơn giản hơn nhiều so với lắp đặt các trụ đo gió. Hơn thế nữa, thiết bị Wind Lidar có thể dùng cho cả Onshore và Offshore, chỉ cần lắp đặt tại một vị trí trên mật đất, trên giàn, phao nổi hoặc các công trình trên biển cũng có thể triển khai và thu thập dữ liệu một các dễ dàng.

Wind Lidar lắp đặt ở vùng nhiều đồi núi.

Hình 6. Wind Lidar lắp đặt ở vùng nhiều đồi núi.

Thiết bị Wind Lidar có thể dễ dàng triển khai ở các khu vực có địa hình phức tạp và bị che khuất nhiều ở tầng thấp bởi các đồi núi.

Ngoài các dự án điện gió cần sử dụng thiết bị Wind lidar, chúng có thể được ứng dụng cho nhiều lĩnh vực khác như quan trắc môi trường, dầu khí các giàn dầu khoan dầu khí Offshore, hệ thống tàu sân bay Helideck…

Triển khai thiết bị Wind Lidar trên hệ thống phao nổi.

Hình 7. Triển khai thiết bị Wind Lidar trên hệ thống phao nổi.

Với những ưu điểm vượt bậc, công nghệ đo gió bằng Lidar đã và đang thay thế dần cho phương pháp đo gió truyền thống. Để được tư vấn chi tiết hơn về các thiết bị đo gió sử dụng công nghệ Lidar, hãy liên hệ ngay cho Đất Hợp qua HOTLINE 0903 825 125, chúng tôi sẽ hỗ trợ nhanh nhất!

>>> Xem thêm: Một số phương án triển khai Wind Lidar đang được sử dụng hiện nay

Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ:

Untitled 1 01 01

CÔNG TY TNHH ĐẤT HỢP
Địa chỉ: Số 2, Đường số 4, Khu nhà ở Vạn Phúc 1, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM
Tel: (028).3.6208.606
Mobile: 0903 825 125
Email: cskh@dathop.com.vn
Website: https://dathop.com/  –  https://dathop.com.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/congtydathop