Đường bình độ biểu thị trong bản đồ địa hình là một khái niệm quen thuộc đối với các kỹ sư đo đạc trắc địa. Tuy nhiên, để hiểu về đặc điểm cũng như phân loại và công dụng của đường bình độ một cách chi tiết, bài viết dưới đây Đất Hợp sẽ giúp bạn.
Đường bình độ là gì?
Đường bình độ (hay còn được gọi là đường đồng mức, đường đẳng cao) là đường nối những điểm có cùng độ cao tạo thành một đường cong khép kín, là giao tuyến giữa mặt đất tự nhiên và mặt phẳng song song với mặt thủy chuẩn, thể hiện trên bản đồ địa hình, dùng để mô tả độ cao trên bề mặt Trái Đất.
Tùy theo từng tỷ lệ bản đồ mà các khoảng cao đều của đường bình độ sẽ khác nhau, có thể là 1m, 5m hoặc 10m. Khoảng cách này biểu thị cho độ dốc của địa hình. Nếu khoảng cách càng dày nghĩa là địa hình có độ dốc càng cao và ngược lại.
Đặc điểm của đường bình độ
Đường bình độ có các đặc điểm đặc trưng như sau:
- Các đường bình độ tuy không song song nhưng cũng không cắt nhau.
- Mỗi đường bình độ được thể hiện trên bản đồ đều là những đường cong khép kín.
- Các điểm nằm trên cùng một đường bình độ thì có cùng độ cao.
- Hai đường bình độ đối xứng nhau thì có cùng độ cao.
- Các đường bình độ trên một bản đồ chênh lệch nhau một giá trị độ cao nhất định, gọi là khoảng cao đều.
Một số mô tả đặc trưng của đường bình độ/đồng mức trên bản đồ:
- Đường đồng mức càng dày chứng tỏ độ dốc của địa hình càng cao.
- Đường đồng mức cách đều nhau biểu thị địa hình có độ dốc đều.
- Đường đồng mức lúc dày lúc thưa trên một sườn dốc biểu thị địa hình có hình lồi lõm.
- Đường đồng mức ở chân núi dày nhưng lên đỉnh núi lại thưa dần biểu thị mặt dốc của sườn núi là mặt dốc lồi và ngược lại.
Đối với bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:2.000 và 1:5.000, khoảng cao đều của đường bình độ cần phải lựa chọn theo độ dốc địa hình tương ứng được mô tả qua bảng dưới đây:
Độ dốc của địa hình | Khoảng cao đều đường bình độ cơ bản (m) | |
1:2.000 | 1:5.000 | |
Dưới 2° | 0,5 và 1,0 | 1,0 |
Từ 2° đến 6° | 0,5, 1,0 và 2,5 | 1,0 và 2,5 |
Trên 6° | 2,5 | 2,5 và 5,0 |
(Quy định kỹ thuật về nội dung và ký hiệu bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:2.000, 1:5.000 được ban hành ngày 08/11/2019)
Phân loại đường bình độ
Đường bình độ được phân thành 4 loại chính sau:
- Đường bình độ cái: Được thể hiện bằng nét liền đậm.
- Đường bình độ con: Được thể hình bằng nét liền mảnh. Trung bình, cứ 2 đường bình độ cái liên tiếp sẽ chứa 4 đường bình độ con.
- Đường bình độ phụ: Được thể hiện bằng nét đứt và chỉ được thêm vào bản đồ địa hình khi cần thiết.
- Đường bình độ 1/2: Được thể hiện bằng nét đứt đoạn dài màu nâu, chỉ thêm vào bản đồ khi các đường bình độ trong bản đồ quá thưa (địa hình dốc thoải).
Công dụng của đường bình độ trong khảo sát
Trong đo đạc khảo sát, đường bình độ trên bản đồ địa hình giúp cho các kỹ sư đo đạc dễ đọc bản đồ hơn (các giá trị có thể đọc như: độ dốc của địa hình, hình dạng địa hình, mức chỉ số, khoảng cao đều…), từ đó có kế hoạch khai thác địa hình hợp lý nhất. Các kỹ sư đo đạc cũng có thể kết hợp với máy toàn đạc điện tử để thu thập dữ liệu và đưa ra được các dữ liệu về địa hình chi tiết theo yêu cầu.
Thông qua các bản vẽ đường bình độ như trong bản vẽ CAD giúp thể hiện được các thông tin chi tiết về địa hình. Đường bình độ cũng được dùng để minh họa cho những cấu trúc/công trình như đập, cầu vượt hoặc làn đường…
Dựa vào đường bình độ mà ta có thể tính toán được độ cao dọc và khoảng cách ngang của một khu vực. Ngoài ra, đường bình độ còn được dùng để ước tính đo đạc diện tích đất của một khu vực để phục vụ cho các nhu cầu khảo sát, thiết kế quy hoạch hay đưa ra các phương án cải tạo, khai thác hoặc xây dựng…
Hy vọng những thông tin được chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về đường bình độ cũng như những kiến thức liên quan đến loại đường này. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần hỗ trợ hoặc cần tham khảo các dòng máy toàn đạc điện tử, máy móc dùng để lập bản đồ địa hình, hãy liên hệ ngay Đất Hợp qua HOTLINE 0903 825 125, chúng tôi sẽ hỗ trợ nhanh chóng nhất!
>>> Xem thêm: Tỷ lệ bản đồ là gì? Ý nghĩa của tỷ lệ bản đồ