Trong khảo sát thành lập bản đồ địa hình đáy biển, phương án kết hợp dữ liệu rà quét Side Scan Sonar với đo sâu đơn tia được đánh giá là nhanh chóng và mang lại hiệu quả cao. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về việc kết hợp hai dữ liệu này trong khảo sát thủy đạc.

Tổng quan về dữ liệu rà quét Side Scan Sonar

Side Scan Sonar là công nghệ sử dụng sóng siêu âm để rà quét, từ đó thu thập được dữ liệu về hình ảnh của đáy sông hay đáy biển với độ phân giải cao. Đối với ngành khoa học địa chất biển, Side Scan Sonar được ứng dụng nhằm cung cấp cái nhìn chi tiết hơn của các trường địa chất dưới đáy ở dạng hình ảnh. Bên cạnh đó, Side Scan Sonar còn là một công cụ hữu ích trong phát hiện mục tiêu như đường ống và cáp, chìm tàu,… Tham khảo thêm: Ứng dụng Side Scan Sonar đánh giá tình trạng xử lý treo đường ống ngầm>>>

Hệ thống rà quét này được sử dụng với mục đích khảo sát những đặc tính trên bề mặt cũng như cường độ phản xạ của bề mặt đáy biển. Dữ liệu rà quét Side Scan Sonar cho phép nhận biết rõ bề mặt đáy lồi lõm, gợn sóng hay các vết trầy xước với các điểm phản xạ sóng âm từ thấp đến cao.

Hiện nay, kỹ thuật rà quét Side Scan Sonar có thể được ứng dụng độc lập hoặc kết hợp với các loại thiết bị khác như đo sâu hồi âm đơn tia, đa tia, đo địa tầng (Sub Bottom Profiler) hay các thiết bị khảo sát khác. Kết hợp dữ liệu rà quét Side Scan Sonar với dữ liệu đo sâu đơn tia trong khảo sát thành lập bản đồ địa hình đáy biển

– Khu vực khảo sát và thiết bị sử dụng

Khu vực cần thực hiện khảo sát là tuyến luồng để tàu biển vào và rời các bến cảng trên sông Cái Mép – Thị Vải với điểm đầu là phao số “0” ngoài biển và điểm cuối là khu quay vòng ở thượng lưu bến cảng Phước Thái có tổng chiều dài là 49km. Cụ thể như sau:

  • Đoạn đầu tuyến tính từ phao số “0” đến “5” (phao phân luồng với tuyền Vũng Tàu – Sài Gòn) có chiều dài trong khoảng 12km.
  • Đoạn còn lại từ phao “5” đến điểm cuối tuyến có chiều dài khoảng 37km.
Kết hợp dữ liệu rà quét Side Scan Sonar với đo sâu đơn tia trong khảo sát thành lập bản đồ địa hình đáy biển

Vị trí khu vực khảo sát thành lập bản đồ địa hình đáy biển.

Để thực hiện dự án này, đòi hỏi phải nghiên cứu dữ liệu thu được từ thiết bị Side Scan Sonar và đo sâu hồi âm đơn tia. Dựa theo yêu cầu kỹ thuật, cự ly giữa hai đường đo sâu cần được thể hiện khoảng 50 mét trên bình độ, tương ứng tỷ lệ bản đồ địa hình 1/1000.

Nhằm đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật và tiết kiệm chi phí cho công tác khảo sát, dự án được thực hiện dựa theo giải pháp kết hợp dữ liệu rà quét Side Scan Sonar với đo sâu hồi âm đơn tia. Khi đó, dữ liệu thu được là hình ảnh bề mặt đáy được chồng lớp với bình đồ và bao gồm những điểm đo sâu được cung cấp từ máy đo sâu hồi âm. Từ đó, sẽ tạo thành một bình đồ địa hình đáy thể hiện được đầy đủ các yếu tố địa hình địa vật của khu vực khảo sát một cách trực quan.

Đối với dự án này, các thiết bị được sử dụng bao gồm máy đo sâu hồi âm đơn tia, thiết bị Side Scan Sonar Edgetech 4125 cùng với máy thu DGPS được kết nối trực tiếp với máy tính có cài đặt sẵn phần mềm thủy đạc Hypack.

Kết hợp dữ liệu rà quét Side Scan Sonar với đo sâu đơn tia trong khảo sát thành lập bản đồ địa hình đáy biển

Thiết bị rà quét Side Scan Sonar Edgetech 4125.

– Thu thập dữ liệu và xử lý

Quá trình thu thập dữ liệu được lưu trữ một cách tự động vào bộ nhớ máy tính thông qua phần mềm Hypack Max. Sau khi thu thập, dữ liệu rà quét Side Scan Sonar có thể được xuất sang định dạng XTF để tiếp tục tiến hành xử lý trên các phần mềm khác hoặc chuyển sang định dạng file ảnh TIF.

Dữ liệu đo sâu đơn tia được hiệu chỉnh biến động triều và sử dụng để tạo ra độ sâu hải đồ chính xác cho khu vực khảo sát. Như vậy, dữ liệu rà quét Side Scan Sonar và dữ liệu đo sâu đơn tia luôn được ghi nhận trong cùng một thời điểm tại cùng khu vực khảo sát.

Kết hợp dữ liệu rà quét Side Scan Sonar với đo sâu đơn tia trong khảo sát thành lập bản đồ địa hình đáy biển

Dữ liệu rà quét Side Scan Sonar thu thập được tại khu vực khảo sát.

Kết hợp dữ liệu rà quét Side Scan Sonar với đo sâu đơn tia trong khảo sát thành lập bản đồ địa hình đáy biển

Dữ liệu rà quét Side Scan Sonar và dữ liệu đo sâu đơn tia được thu thập trong cùng một thời điểm.

– Kết quả xử lý dữ liệu rà quét Side Scan Sonar và đo sâu đơn tia

Dữ liệu rà quét Side Scan Sonar chỉ là cơ sở cung cấp một cái nhìn trực quan bề mặt đáy khảo sát. Do đó, cần phải kết hợp với những tài liệu có sẵn trước đây của khu vực khảo sát, cũng như kết hợp với các phương pháp khác để hỗ trợ thêm. Dựa theo những tiêu chí về địa vật thường xuất hiện ở bề mặt đáy, cùng với kinh nghiệm khảo sát, đơn vị nghiên cứu có thể phân loại đối tượng dựa vào độ dài bóng, hình dạng ảnh thu thập được, tương quan giữa vùng phản xạ mạnh, yếu,…

Quá trình xử lý dữ liệu rà quét Side Scan Sonar và đo sâu đơn tia được xuất sang dạng file ảnh TIF (định dạng ảnh có chứa thông số tọa độ), sau đó được đưa vào phần mềm Autocad và được biên tập hoàn thiện bình đồ bằng phần mềm đồ họa Corel Draw.

Bình đồ sau khi biên tập bằng Autocad có thể dễ dàng quan sát được những nơi có tán xạ bề mặt cao và là dữ liệu có cơ sở quan trọng đối với công tác thiết kế, xây dựng công trình dưới nước. Ngoài ra, dữ liệu rà quét Side Scan Sonar cũng cung cấp hình ảnh các vệt cắt kéo, từ đó có thể nhận biết được các hoạt động khoan, thăm dò đã được thực hiện trước đây tại vị trí đó. Từ đó cho thấy rằng, dữ liệu rà quét Side Scan Sonar từ thiết bị Side Scan Sonar Edgetech 4125 cung cấp độ phân giải và chính xác rất cao.

Phương án kết hợp dữ liệu rà quét Side Scan Sonar và đo sâu đơn tia có thể dễ dàng áp dụng cho đa dạng mục đích khảo sát, giúp thành lập bản đồ địa hình đáy sông, đáy biển. Để được hỗ trợ tư vấn thêm về thiết bị Side Scan Sonar, cũng như máy đo sâu hồi âm phù hợp với nhu cầu dự án, hãy liên hệ ngay HOTLINE 0903 825 125, chúng tôi luôn sẵn sàng phục vụ!

>>> Xem thêm: Khảo sát và thăm dò đáy biển với Công nghệ quét sườn Side Scan Sonar