Đánh giá thiệt hại sau cơn bão bằng máy bay không người lái (UAV/Drone) kết hợp với phần mềm PIX4Dreact là một trong những giải pháp hữu ích để hỗ trợ các công tác cứu hộ, phục hồi. Đồng thời đây là một giải pháp bảo đảm an toàn cho đội khảo sát/cứu hộ, điều được ưu tiên hàng đầu sau thiên tai.
Dự án đánh giá thiệt hại bão Ian tại Mỹ bằng máy bay không người lái
Bắt đầu từ một cơn lốc nhiệt đới tưởng chừng như vô hại, tuy nhiên tới ngày 23 tháng 9 năm 2022, con lốc này đã chính thức được cảnh báo thành bão và được gọi tên là “Ian”. Cơn bão Ian này đã phát triển hơn sau đó, chỉ tốn thời gian sau đó một tuần đã đạt trạng thái bão cấp 4. Theo số liệu được ghi nhận vào ngày 2 tháng 10 năm 2022, sức gió của bão Ian đã vượt quá 200km/giờ (130 dặm/ giờ). Đỉnh điểm nhất về sức tàn phá của bão Ian khi sức gió đạt 250km/giờ (150 dặm/giờ), lũ quét và triều cường liên tục đã gây nên các tác động tàn khốc. Đặc biệt là khi cơn bão di chuyển sang Cuba, miền Trung Florida, miền Bắc – miền Nam Carolina đã gây thiệt hại rất lớn về cả người và tài sản, và chính thức trở thành cơn bão mạnh thứ 5 trong lịch sử thiên tai tấn công nước Mỹ.
Theo ước tính từ đại học Yale, cơn bão Ian này tạo nên sự tổn thất lớn thứ 3 tại Mỹ, chỉ sau 2 cơn bão là Katrina và Harvey. Tổng thiệt hại ước tính được lên đến hơn 60 tỷ đô la, tuy nhiên cần được đặt lên làm ưu tiên hàng đầu lúc này chính là cứu người và đánh giá thiệt hại đã xãy ra.
Quỹ khoa học Quốc gia tại Mỹ (RAPID Facility là một trung tâm thuộc National Science Foundation), có trụ sở tại Đại học Washington (Seattle) đã tham gia vào công tác đánh giá thiệt hại. Các công công cụ đã được RAPID Facility cung cấp cho các nhà nghiên cứu để thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu từ các thảm họa tự nhiên, cụ thể:
- Đánh giá các hoạt động của cơ sở hạ tầng dân dụng
- Phản ứng của cộng đồng sau thiên tai để đưa ra phương án phòng chống, ứng phó và phục hồi cơ sở hạ tầng hiệu quả, đồng thời áp dụng cho các trường hợp có thể xảy đến trong tương lai
Sau Ian, mục tiêu của RAPID là tạo ra các bản đồ có độ phân giải cao về các khu vực bị thiệt hại nặng nề, đặc biệt tập trung vào các khu vực đảo chắn: Sanibel, San Carlos và Bãi biển Myers ngoài khơi Florida. Các bản đồ này cung cấp thông tin chi tiết về những thiệt hại đã xảy ra.
Thông tin chi tiết về dự án đánh giá thiệt hại sau cơn bão Ian
– Thông tin về dự án:
- Địa điểm: Florida, Mỹ.
- Đơn vị thực hiện: RAPID Facility.
- Phần mềm: PIX4Dreact.
- Thiết bị: Drone Trinity F90+.
- Khu vực khảo sát: 23.25km2.
- Số lượng ảnh thu thập: 253,500 ảnh.
- Thông số bộ xử lý: 768GB RAM
– Thực hiện thu thập dữ liệu để phòng chống thiên tai:
Công tác thu thập dữ liệu được trang bị một máy bay không người lái. RAPID đã bắt đầu thực hiện công việc trong một khu vực rộng khoảng 23,25 km vuông. Trải qua 21 chuyến bay với camera được đặt ở 5 hướng, nhóm đã thu thập được tổng cộng 253.500 hình ảnh.
Đây là một khối lượng dữ liệu khá lớn, RAPID Facility đã chia nhỏ bộ dữ liệu ra để dễ dàng xử lý. Họ lập bản đồ 2D bằng PIX4Dreact và tiếp tục thực hiện phân tích các thiệt hại đã xảy ra. Những bản đồ này được dự kiến chuyển thành dạng mô hình 3D để phục vụ cho các mục đích trong tương lai.
PIX4Dreact là một công cụ phần mềm giúp thu thập dữ liệu ảnh chuyên dụng để lập bản đồ 2D ngay tại hiện trường mà không yêu cầu kết nối Internet. Nó được sử dụng để thực hiện các công tác ứng phó khẩn cấp và quản lý thảm họa để lập kế hoạch triển khai nguồn lực, đánh giá thiệt hại. Nó đã được ứng dụng trong việc ứng phó cháy rừng ở Úc và California, theo dõi sạt lở đất và quản lý thiệt hại do lũ lụt từ góc nhìn trên không.
– Đánh giá hậu quả thiên tai bằng phương pháp lập bản đồ bay không người lái kết hợp với phần mềm PIX4Dreact:
RAPID đã và đang sử dụng dữ liệu của mình để phân tích những hòn đảo nhỏ bị ảnh hưởng nặng nề từ Ian. Bão mạnh nhất khi ở trên biển, do đó các đảo nhỏ thường bị tàn phá nặng nề hơn so với khu vực nội ô. Công việc của RAPID là chìa khóa để mở ra những điều chưa được tìm thấy và ngăn chặn những thiệt hại có thể xảy ra trong tương lai
“Sản phẩm của PIX4D là công cụ quan trọng trong quy trình xử lý dữ liệu của chúng tôi. Với PIX4D, chúng tôi có thể nhanh chóng cung cấp bộ dữ liệu chất lượng và phù hợp với khách hàng của mình”– Karen Dedinsky, Data Scientist
Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu này đã giúp RAPID quản lý và xử lý một tập dữ liệu khổng lồ, bất chấp quy mô của dự án mà vẫn cho ra kết quả đáp ứng được các yêu cầu đặt ra. Các bản đồ được lập ra hiện đang được sử dụng để đánh giá cho những thiệt hại trong tương lai, hi vọng rằng sẽ có ít ảnh hưởng hơn khi có sự chuẩn bị kỹ càng.
Nếu bạn quan tâm về PIX4Dreact và khả năng ứng dụng của nó trong phòng chống thiên tai, hãy liên hệ ngay Đất Hợp qua HOTLINE 0903 825 125, chúng tôi sẽ giải đáp nhanh nhất!
>>> Xem thêm: PIX4react chia sẻ với PIX4Dcloud: Từ UAV/Drone đến Tìm kiếm và cứu nạn (SAR) ngay tại hiện trường