Thiết bị dẫn đường quán tính INS hiện đang dần được ứng dụng phổ biến để theo dõi, xác định vị trí, tốc độ và hướng di chuyển. Vậy loại thiết bị này có những đặc điểm và chức năng gì? Hãy cùng Đất Hợp tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây!

Thiết bị dẫn đường quán tính INS là gì?

Thiết bị dẫn đường quán tính INS (Inertial Navigation System) là hệ thống dẫn đường quán tính sử dụng các cảm biến bên trong (bao gồm gia tốc kế và con quay hồi chuyển) để theo dõi và tính toán vị trí, tốc độ và hướng di chuyển của một đối tượng, chẳng hạn như tàu thuyền, máy bay, hoặc tàu vũ trụ, mà không cần dựa vào tín hiệu bên ngoài như GPS hoặc các thiết bị dẫn đường vệ tinh khác.

Đặc điểm chung của các thiết bị dẫn đường quán tính INS:

  • Có thành phần chính là gia tốc kế và con quay hồi chuyển để do tốc độ và gia tốc theo các trục khác nhau để cho ra vị trí và hướng của phương tiện
  • Độc lập với tín hiệu bên ngoài: INS không cần các tín hiệu từ vệ tinh hoặc thiết bị dẫn đường khác, vì vậy nó vẫn hoạt động tốt trong các môi trường mà tín hiệu GPS bị mất hoặc không ổn định, chẳng hạn như dưới nước, trong hầm ngầm, hoặc trong khu vực có nhiều vật cản.
  • Độ chính xác cao trong thời gian ngắn: INS có khả năng cung cấp thông tin vị trí và tốc độ rất chính xác trong một thời gian ngắn.
  • Tích hợp với các hệ thống khác: INS thường được kết hợp với các hệ thống khác như GPS, giúp cải thiện độ chính xác tổng thể và khắc phục nhược điểm về sai số tích lũy theo thời gian của INS.

Các chức năng của thiết bị dẫn đường quán tính INS

Thiết bị dẫn đường quán tính INS có những chức năng như:

  • Xác định vị trí (Positioning): Có thể tính toán và cung cấp vị trí của phương tiện (tàu, máy bay, tên lửa, tàu vũ trụ,…) mà không cần tín hiệu từ GPS, đây là chức năng cối lõi của hệ thống.
  • Tính toán vận tốc (Velocity Calculation): Đo lường và cung cấp thông tin về vận tốc của phương tiện theo nhiều hướng, điều này rất quan trọng đối với máy bay, tàu thủy,…
  • Định hướng và gốc quay (Attidue and Heading Reference): Giúp phương tiện điều hướng và đi chuyển đúng hướng đã định.
  • Duy trì quỹ đạo và hành trình (Trajectory Control): Liên tục giám sác vị trí, hướng và vận tốc của phương tiện, trong trường hợp sai quỹ đạo, hệ thống sẽ cung cấp thông tin để điều chỉnh hướng.
  • Tự động điều hướng (Autonomous Navigation): Có thể sử dụng trong trường hợp k có tín hiệu vệ tinh hay thiết bị định vị ngoại vi.
  • Hỗ trợ hệ thống dẫn đường tích hợp (Integrated Navigation System): Tích hợp với các hệ thống khác, chẳng hạn như GPS, để tạo ra một hệ thống dẫn đường chính xác hơn và giảm thiểu sai số.
  • Hỗ trợ trong điều khiển tự động (Autopilot Systems): Sử dụng trong các hệ thống điều khiển tự động trên tàu thuyền và máy bay. Nó cung cấp dữ liệu cần thiết để giúp các hệ thống tự động lái có thể duy trì lộ trình một cách chính xác.

3 thiết bị dẫn đường quán tính INS đang được cung cấp tại Đất Hợp

– Thiết bị dẫn đường quán tính INS Boreas A70

Thiết bị dẫn đường quán tính INS Boreas A70 sở hữu các tính năng nổi bật như:

  • Công nhệ DFOG con quay hồi chuyển sợi quang làm tăng độ chính xác, độ ổn định và độ tin cậy
  • Tìm kiếm phương Bắc siêu nhanh
  • Công nghệ SWaP-C
  • Giao diện bao gồm Ethernet, CAN, RS232, RS422 và GPIO
  • Lắc dọc lắc ngang: 0.01°.
  • La bàn con quay FOG: 0.01°/hr.
  • Hướng la bàn con quay: 0.1°.
  • Con quay hồi chuyển: 2 phút.
Đặc điểm và chức năng của thiết bị dẫn đường quán tính INS

Thiết bị dẫn đường quán tính INS Boreas A70

– Thiết bị dẫn đường quán tính INS Boreas A90

Thiết bị dẫn đường quán tính INS Boreas A90 với có các tính năng nổi bật như:

  • Công nhệ DFOG con quay hồi chuyển sợi quang làm tăng độ chính xác, độ ổn định và độ tin cậy
  • Tìm kiếm phương Bắc siêu nhanh
  • Công nghệ SWaP-C
  • Giao diện bao gồm Ethernet, CAN, RS232, RS422 và GPIO
  • Lắc dọc lắc ngang: 0.005°.
  • La bàn còn quay FOG: 0.001 °/hr.
  • Hướng la bàn con quay: 0.01°.
  • Con quay hồi chuyển: 2 phút.
Đặc điểm và chức năng của thiết bị dẫn đường quán tính INS

Thiết bị dẫn đường quán tính INS Boreas A90

– Thiết bị dẫn đường quán tính INS Certus Evo

Thiết bị dẫn đường quán tính Certus Evo được tin dùng nhờ vào nhiều điểm nổi bật như:

  • Công nghệ MEMS có độ chính xác cao
  • Cảm bến mạng AI
  • Bộ thi GNSS RTK 2 tần số
  • Nhiều giao diện bao gồm Ethernet, CAN, RS232, RS422 và GPIO
  • Lắc dọc và lắc ngang: 0.03°.
  • Hướng: 0.05°.
  • Định vị RTK: 10mm.
  • Con quay hồi chuyển MEMS: 0.2°/giờ.
Đặc điểm và chức năng của thiết bị dẫn đường quán tính INS

Thiết bị dẫn đường quán tính INS Certus Evo

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về thiết bị dẫn đường quán tính INS hay tư vấn về dòng sản phẩm phù hợp với nhu cầu, hãy liên hệ ngay đến HOTLINE 0903 825 125 ngay hôm nay!

>>> Xem thêm: Lợi ích của hệ thống dẫn đường quán tính INS so với cảm biến chuyển động MRU