Định nghĩa và quy định về cứu hộ, cứu nạn được nêu rõ cụ thể trong Nghị định số 83/2017/NĐ-CP – QUY ĐỊNH VỀ CÔNG TÁC CỨU NẠN, CỨU HỘ CỦA LỰC LƯỢNG PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY. Hãy cùng Đất Hợp tìm hiểu một số thông tin nổi bật về cứu hộ, cứu nạn và công nghệ hỗ trợ qua bài viết dưới đây.
Cứu hộ, cứu nạn là gì?
Cứu hộ là hoạt động nhằm cứu các phương tiện, tài sản ra khỏi khu vực nguy hiểm do sự cố hoặc tai nạn, bao gồm:
- Phát hiện, định vị, mở lối tiếp cận các phương tiện hoặc tài sản ở khu vực bị nạn, bố trí phương tiện, dụng cụ và lực lượng để thực hiện hoạt động cứu nạn, cứu hộ.
- Xác định, ngăn chặn và loại bỏ các yếu tố nguy hiểm đe dọa đến an toàn của phương tiện, tài sản và sức khỏe, tính mạng của lực lượng cứu nạn, cứu hộ.
- Đưa phương tiện và tài sản ra khỏi vị trí khu vực nguy hiểm, đồng thời thực hiện các biện pháp khác để đưa phương tiện và tài sản đến vị trí an toàn.
Cứu nạn là hoạt động nhằm cứu người bị nạn ra khỏi khu vực nguy hiểm đe dọa đến sức khỏe, tính mạng của họ do sự cố hoặc tai nạn, bao gồm:
- Phát hiện, định vị, mở lối tiếp cận đến khu vực có người bị nạn, bố trí các phương tiện, dụng cụ và lực lượng để thực hiện cứu nạn, cứu hộ.
- Xác định, ngăn chặn và loại bỏ các yếu tố đe dọa đến tính mạng, sức khỏe của người bị nạn và lực lượng tham gia cứu nạn, cứu hộ.
- Tư vấn các biện pháp y tế ban đầu, sơ cứu vết thương.
- Đưa người bị nạn khỏi vị trí khu vực nguy hiểm và thực hiện các biện pháp khác để đưa người bị nạn đến vị trí an toàn.
Quy định pháp luật về công tác cứu hộ cứu nạn
– Nguyên tắc hoạt động khi cứu nạn, cứu hộ:
[Điều 4, Nghị định 83/2017/NĐ-CP]
Nguyên tắc 1:
- Ưu tiên cứu người bị nạn.
- Thực hiện ngay các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn tính mạng và sức khỏe, tài sản của người bị nạn và lực lượng tham gia cứu nạn, cứu hộ.
Nguyên tắc 2:
- Đảm bảo thống nhất trong chỉ huy và điều hành hoạt động cứu nạn, cứu hộ.
- Các hoạt động chỉ huy, điều hành cần đảm bảo nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả.
Nguyên tắc 3:
- Tận dụng phương tiện, lực lượng tại chỗ làm nguồn lực chủ yếu, các lực lượng chuyên trách làm nòng cốt.
- Huy động, tổng hợp các lực lượng và nhân dân cùng tham gia cứu nạn, cứu hộ.
– Chuẩn bị lực lượng, phương tiện và thiết bị để thực hiện cứu nạn, cứu hộ:
[Điều 10, Nghị định 83/2017/NĐ-CP]
- Đối với cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ: Chuẩn bị thường trực 24/24 giờ.
- Đối với lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành: Chuẩn bị thường trực 24/24 giờ.
- Đối với lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, dân phòng: Chuẩn bị sẵn sàng tham gia khi có yêu cầu.
– Trang bị phương tiện, thiết bị cứu nạn, cứu hộ:
[Khoản 1, Điều 29, Nghị định 83/2017/NĐ-CP]
- Đối với lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ: Được trang bị phương tiện, thiết bị, dụng cụ cứu nạn, cứu hộ và trang phục chuyên dùng phục vụ yêu cầu, nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ.
- Đối với lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành: Được cơ sở trang bị phương tiện, thiết bị, dụng cụ cứu nạn, cứu hộ và trang phục phù hợp với tính chất, đặc điểm hoạt động, sản xuất, kinh doanh và yêu cầu của công tác cứu nạn, cứu hộ tại cơ quan, tổ chức, cơ sở.
- Đối với lực lượng dân phòng: Được Ủy ban nhân dân cấp xã trang bị phương tiện, thiết bị, dụng cụ cứu nạn, cứu hộ và trang phục phù hợp với tính chất, đặc điểm về địa lý, sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt và yêu cầu của công tác cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn quản lý.
>>> Xem toàn văn: Nghị định số 83/2017/NĐ-CP – QUY ĐỊNH VỀ CÔNG TÁC CỨU NẠN, CỨU HỘ CỦA LỰC LƯỢNG PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
Công nghệ UAV hỗ trợ công tác cứu hộ, cứu nạn hiệu quả
Trong những năm trở lại đây, công nghệ UAV (máy bay không người lái) ngày càng được ứng dụng nhiều hơn trong công tác cứu hộ cứu nạn. Nhờ vào khả năng bay linh hoạt, có thể tiếp cận những khu vực nguy hiểm và thu thập dữ liệu trực tiếp theo thời gian thực, máy bay không người lái đã giúp tăng hiệu quả và tốc độ phản ứng trong các tình huống khẩn cấp. Cụ thể như sau:
– UAV giúp tiếp cận hiện trường nhanh chóng:
Khi một khu vực nào đó xảy ra thiên tai như động đất, lũ lụt, cháy rừng hay sạt lở đất,… máy bay không người lái có thể bay đến khu vực bị ảnh hưởng chỉ trong vài phút, giúp lực lượng cứu hộ cứu nạn đánh giá chính xác tình hình của khu vực mà không cần mạo hiểm tiếp cận trực tiếp.
Hình ảnh và video thu từ máy bay không người lái cung cấp cái nhìn toàn cảnh về khu vực nguy hiểm, giúp xác định những điểm cần ưu tiên cứu hộ cứu nạn.
– UAV hỗ trợ tìm kiếm và định vị nạn nhân:
Các thiết bị bay không người lái có khả năng quét tìm người bị nạn từ trên cao, đặc biệt ở những khu vực khó tiếp cận như rừng rậm, vực sâu hay vùng lũ.
Đặc biệt, các dòng máy bay được trang bị camera hồng ngoại và camera nhiệt có thể phát hiện thân nhiệt con người ngay cả trong điều kiện ban đêm hoặc tầm nhìn hạn chế. Nhờ đó, lực lượng cứu hộ cứu nạn có thể nhanh chóng định vị vị trí của người gặp nạn và hỗ trợ kịp thời.
>>> Xem sản phẩm: Máy Bay Không Người lái Autel EVO II Dual 640T Enterprise V3
Ngoài ra, các phụ kiện được tích hợp với máy bay không người lái như loa có thể giúp lực lượng cứu nạn cứu hộ liên lạc với người bị nạn kịp thời để cung cấp những sự hỗ trợ cần thiết.
– UAV hỗ trợ kiểm soát và quản lý thiên tai hiệu quả:
Ngoài ứng dụng phục vụ cho các nhiệm vụ cứu hộ cứu nạn trước mắt, UAV còn giúp thu thập dữ liệu quan trọng phục vụ công tác phân tích và lập kế hoạch dài hạn để đối phó với thiên tai. Hình ảnh từ UAV giúp đánh giá mức độ thiệt hại, theo dõi sự thay đổi của môi trường sau thảm họa và hỗ trợ chính quyền triển khai các biện pháp phòng chống thiên tai trong tương lai.
Cứu hộ cứu nạn là hoạt động quan trọng cần được thực hiện nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả để giảm thiểu tối đa sự thiệt hại về người và tài sản. Việc ứng dụng công nghệ UAV không chỉ giúp bảo vệ tính mạng con người mà còn nâng cao hiệu quả ứng phó với thiên tai và sự cố khẩn cấp, góp phần xây dựng một hệ thống cứu hộ cứu nạn hiện đại và tối ưu hơn.
Mọi thắc mắc về ứng dụng của UAV trong công tác cứu hộ cứu nạn, hãy liên hệ ngay Đất Hợp qua HOTLINE 0903 825 125, chúng tôi sẽ hỗ trợ nhanh chóng nhất!
>>> Xem thêm: Lợi ích khi ứng dụng UAV trong lập bản đồ cứu hộ, cứu nạn