Bản đồ địa hình đáy biển được dùng để mô tả địa hình đáy của biển. Vậy cụ thể loại bản đồ này là gì? Bản đồ địa hình đáy biển được phân loại như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây!
Bản đồ địa hình đáy biển là gì?
Bản đồ địa hình đáy biển là sản phẩm của việc mô tả địa hình đáy biển bằng ngôn ngữ bản đồ. Nó được dùng làm nền để thể hiện các thông tin địa lý về biển. Bản đồ địa hình đáy biển là cơ sở cho việc thành lập các bản đồ chuyên đề biển.
- Bản đồ địa hình đáy biển có thể được coi là sự kéo dài của bản đồ địa hình phần đất liền về phía biển. Vì vậy chúng tạo thành một hệ thống nhất về hệ tọa độ, hệ độ cao, hệ qui chiếu.
- Bản đồ địa hình đáy biển có nội dung và cách biểu thị tương tự các bản đồ phần đất liền. Mục đích là để nghiên cứu khoa học, các hoạt động kinh tế xã hội ở vùng biển.
- Bản đồ địa hình đáy biển là cơ sở để thiết kế xây dựng các công trình thủy. Như phát triển ngư trường, qui hoạch tuyến vận tải biển, nghiên cứu môi trường, thăm dò và khai thác dầu khí
Địa hình đáy biển thường được biểu thị trên các loại bản đồ:
- Bản đồ hàng hải (hải đồ);
- Bản đồ địa hình đáy biển;
- Bản đồ chuyên ngành (chuyên dụng).
Phân loại bản đồ địa hình đáy biển
Dựa vào tỷ lệ để phân loại thì bản đồ địa hình đáy biển được chia làm ba nhóm lớn sau:
– Các loại bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ lớn
- Bao gồm các loại bản đồ tỷ lệ như 1/1000, 1/2000 và 1/5000.
- Tuỳ thuộc vào mục đích cụ thể mà ta chọn tỷ lệ đo vẽ cho phù hợp.
Ví dụ: Để thiết kế cảng biển thường dùng bản đồ tỷ lệ 1/1000 và 1/200. Để khảo sát và thiết kế giàn khoan dùng bản đồ tỷ lệ 1/2000. Để khảo sát khu vực đánh bắt hải sản hay thăm dò khống sản dùng bản đồ tỷ lệ 1/5000.
– Các loại bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ trung bình
Bao gồm các loại bản đồ tỷ lệ từ 1/10.000¸ 1/200.000. Đây là hệ thống bản đồ tỷ lệ cơ bản vì nó phục vụ cho nhiều ngành, nhiều đối tượng, nhiều mục đích khác nhau. Trong nhóm này, các bản đồ lại phân loại dựa vào độ sâu của khu vực đo vẽ:
- Bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ 1/10.000: Bao trùm những vùng quan trọng ven bờ, nơi có các hoạt động kinh tế mạnh như Cẩm Phả, Hải Phòng, Cửa Lò, Sông Gianh, Đà Nẵng, Qui Nhơn, Nha Trang,… và các cửa sông lớn. Các bản đồ này có khoảng sâu đều đường bình độ là 1 m.
- Bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ 1/25.000: Được thành lập dọc theo bờ biển Việt Nam và một số đảo như Long Vĩ, Phú Quốc,… Các bản đồ này có khoảng sâu đều đường bình độ là 2 m.
- Bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ 1/100.000: Bao trùm thềm lục địa Việt Nam, khoảng sâu đều đường bình độ là 10 m.
- Bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ 1/200.000: Bao trùm vùng đặc quyền kinh tế biển với độ sâu tới 200 m, khoảng sâu đều đường bình độ là 20m.
– Các loại bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ nhỏ
- Bao gồm các loại bản đồ tỷ lệ 1/500.000 và nhỏ hơn.
- Dựa vào yêu cầu mức độ khái quát địa hình đối với vùng biển mà ta có thể xác định tỷ lệ thành lập là 1/500.000, 1/1.000.000, 1/2.000.000 hay 1/3.000.000.
- Các bản đồ này sẽ được thành lập bằng cách biên vẽ từ bản đồ địa hình tỷ lệ lớn hơn.
Hy vọng với những thông tin trên, bài viết đã giúp bạn hiểu thêm về bản đồ địa hình đáy biển. Ngoài ra, nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến hoạt động đo đạc biển hay thành lập bản đồ đáy biển, hãy liên hệ ngay đến HOTLINE 0903 8256 125 để được hỗ trợ và tư vấn chi tiết nhất!
>>>Xem thêm: Những quy định cần biết khi đo đạc bản đồ địa hình đáy biển