Người sử dụng máy định vị GNSS cần lựa chọn máy cho phù hợp với tính chất công việc, mục đích sử dụng để đạt được hiệu quả cao. Khi lựa chọn máy định vị GNSS phục vụ công tác trắc địa, ta thường căn cứ vào những yếu tố nào? Bài viết mà Đất Hợp chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn thiết lập một số tiêu chí nhất định, giúp cho việc lựa chọn máy định vị GNSS dễ dàng hơn. Hãy cùng theo dõi nhé!

Cơ sở lựa chọn máy định vị GNSS: Các chỉ tiêu kỹ thuật của máy

  • Máy định vị GNSS một tần số hay đa tần số: Việc đầu tiên bạn nên cân nhắc đó chính là nên lựa chọn máy thu một tần hay máy thu đa tần, máy một hệ hay máy đa hệ. Điều này khá quan trọng vì các dòng máy thu một tần số hiện nay chỉ có các dòng máy định vị cầm tay (ví dụ Garmin GPSMAP 79s), do đó không thể nào sử dụng trong các công tác đo đạc phức tạp được mà phải sử dụng máy đa tần số như: Trimble R12i, Trimble R4s, Trimble R8s, Trimble R780 để giúp việc đo đạc đạt hiệu quả.
Máy định vị GNSS Trimble R8s là sản phẩm được nhiều các kỹ sư đo đạc ưu tiên lựa chọn.

Máy định vị GNSS Trimble R8s là sản phẩm được nhiều các kỹ sư đo đạc ưu tiên lựa chọn.

  • Độ chính xác đo cạnh (các tham số a,b): Cũng là một trong những yếu tố mà bạn nên xem xét khi lựa chọn máy định vị GNSS phù hợp.
  • Anten của máy GNSS và khả năng chống nhiễu: Dạng Anten của máy định vị GNSS và khả năng chống nhiễu là một yếu tố rất quan trọng trong việc quyết định mua máy định vị GNSS. Bởi vì một số trường hợp như trong quân sự, đòi hỏi máy định vị GNSS cần có tính năng chống nhiễu, cũng như phát hiện tần số giả để có thể cung cấp chính xác số liệu.
  • Số lượng kênh: Số lượng kênh mà máy định vị GNSS có thể bắt được là yếu tố khá quan trọng. Vì nó có thể giúp các kỹ sư xác định chính xác vị trí, tọa độ cần đo, từ đó có thể tránh sai sót khi cung cấp số liệu.
  • Thiết kế chắc chắn: Việc lựa chọn một máy định vị GNSS có thiết kế chắc chắn là điều mà các kỹ sư cũng nên suy nghĩ khi lựa chọn máy định vị GNSS. Đôi khi việc khảo sát, đo đạc phải thực hiện ở các địa hình, vị trí khó khăn dễ dẫn đến việc rớt, va chạm thiết bị dẫn đến tình trạng hư hỏng. Thiết bị được thiết kế chắc chắn có thể giúp tránh dẫn đến các tình trạng hư hỏng đáng tiếc.
  • Tốc độ ghi dữ liệu: Tốc độ tối đa ghi dữ liệu sẽ giúp cho các kỹ sư làm việc nhanh và tiết kiệm thời gian hơn khi đi công tác đo đạc ngoài hiện trường. Do đó, đây cũng là một yếu tố cần xem xét khi lựa chọn máy định vị GNSS.

Cơ sở lựa chọn máy định vị GNSS: Thiết kế, khả năng làm việc trong các điều kiện môi trường khác nhau

  • Kích thước, trọng lượng máy: Trọng lượng và kích thước máy nhỏ là yếu tố mà các kỹ sư nên suy nghĩ khi mua máy. Tùy vào địa hình, vị trí hay nhu cầu công việc sẽ cần các loại máy định vị GNSS cầm tay khác nhau. Nếu chỉ cần sử dụng cho các mục đích công việc đơn giản thì việc lựa chọn các dòng máy định vị GNSS cầm tay là sự lựa chọn phù hợp nhất. Tuy nhiên, khi nhu cầu đo đạc cao hơn đòi hỏi phải có các ứng dụng cao thì các dòng máy của Trimble là phù hợp nhất, không chỉ gọn nhẹ, phù hợp cho vấn đề di chuyển mà vẫn đáp ứng tốt các yêu cầu mà kỹ sư mong muốn.
  • Thao tác máy: Việc thao tác dễ dàng có thể giúp công việc đo đạc đạt hiệu quả cao hơn rất nhiều. Thay vì các kỹ sư phải làm một đống thao tác để đo, thì giờ các kỹ sư chỉ cần làm 1 – 2 thay tác có thể đo chính xác vị trí mình muốn.
  • Nhiệt độ mà máy định vị GNSS có thể hoạt động: Đôi khi bạn cần phải sử dụng máy ở những điều kiện đặc thù (lạnh hoặc nóng), cần những thiết bị có thể chịu được nhiệt độ thấp hoặc cao. Ví dụ, khi bạn sử dụng máy định vị GNSS ở điều kiện mùa đông dưới không độ C ở Nga, thì đòi hỏi thiết bị của bạn phải chịu được nhiệt độ dưới không độ C mới có thể đo đạc một cách chính xác.
Máy thu GNSS Trimble R12i được sử dụng ngoài thực tế vào mùa đông.

Máy thu GNSS Trimble R12i được sử dụng ngoài thực tế vào mùa đông

Cơ sở lựa chọn máy định vị GNSS: Phần mềm kèm theo máy

  • Phần mềm kèm theo: Phần mềm kèm theo máy định vị GNSS dễ sử dụng, thao tác là điều mà các kỹ sư trắc địa nên suy nghĩ vì nó có thể giúp bạn làm việc dễ dàng và thuận tiện hơn khi làm việc.
  • Khả năng chuyển tải số liệu (nhận cổng kết nối với máy tính): Các kỹ sư cũng nên chú ý rằng máy có khả năng trút số liệu dễ dàng không. Điều này cũng khá quan trọng vì nó có thể giúp công việc nhanh chóng và dễ dàng hơn.
  • Khả năng xử lý dữ liệu dạng Rinex vv…: Phần mềm có khả năng xử lý dữ liệu ở nhiều định dạng khác nhau sẽ tối ưu hơn cho người sử dụng để thu thập, phân tích và đánh giá dữ liệu.

Cơ sở lựa chọn máy định vị GNSS: Chi phí, bảo hành, hỗ trợ kỹ thuật

  • Giá thành máy định vị GNSS: Không phải cứ máy định vị GNSS giá thành thấp là tốt, mà phải thật sự phù hợp cho công việc. Ví dụ khi bạn cần một thiết bị có khả năng chống nhiễu cao và phát hiện các tần số giả. Thì một thiết bị cũ hay giá rẻ không thể đáp ứng được điều đó mà phải lựa chọn dòng máy cao cấp như chiếc máy Trimble R12i, tuy giá thành cao như có thể giúp giải quyết các vấn đề nhiễu sóng, phát hiện tần số giả, từ đó giúp cung cấp chính xác số liệu. Vì vậy giá thành là một điều quan trọng nhưng cần phải lựa chọn thiết bị thật sự phù hợp khi mua.
  • Thời gian bảo hành: Khi lựa chọn mua máy định vị GNSS, các kỹ sư cần chú ý các yếu tố này vì thời gian bảo hành máy rất quan trọng. Vì nếu máy xảy ra vấn đề mà vẫn nằm trong thời gian bảo hành thì bạn không cần phải tốn chi phí, nhưng ngược lại, bạn phải bỏ ra khoản chi phí khá cao để sửa khi máy xảy ra vấn đề.
  • Hỗ trợ kỹ thuật: Khả năng hỗ trợ kỹ thuật khi cần nâng cấp hoặc sửa chữa máy định vị GNSS cũng đáng để các kỹ sư nên suy xét. Vì nếu mua máy ở một nơi có hỗ trợ kỹ thuật hay sửa chữa máy tốt có thể giúp bạn yên tâm hơn rất nhiều nếu thiết bị xảy ra vấn đề.

Bài viết này Đất Hợp đã gợi ý một số tiêu chí giúp bạn lựa chọn máy định vị GNSS dễ dàng hơn. Hy vọng các thông tin được trình bày ở trên sẽ giúp ích cho bạn. Ngoài ra, để được tư vấn chi tiết hơn về các thiết bị định vị GNSS, hãy liên hệ ngay đến Công ty TNHH Đất Hợp qua HOTLINE 0903 825 125 để được hỗ trợ nhanh nhất!

>>> Xem thêm: Lưu ý cần biết khi thực hiện dẫn mốc tọa độ bằng máy định vị GNSS