Một trong những công cụ quan trọng giúp máy thủy bình và máy toàn đạc hoạt động tốt không thể bỏ qua đó là chân máy. Phụ kiện ba chân này đóng vai trò đằng sau những con số cho kết quả đo, kiểm tra, bố trí điểm, giám sát quá trình thi công,…cho ra độ chính xác đầy tin tưởng, mang lại sự ổn định hoạt động cho máy. Trong bài viết này, Đất Hợp sẽ đi sâu vào tầm quan trọng của chân máy thủy bình/ máy toàn đạc, có những loại nào và nên lựa chọn sao cho phù hợp với thiết bị.
Chân máy thủy bình/ máy toàn đạc là gì?
Bạn hiểu chân máy là loại chân như thế nào? Chân máy có thể hiểu là một chiếc giá 3 chân dùng làm trụ đỡ để đặt máy lên đo đạc, có thể dùng cho máy thủy bình hay máy toàn đạc. Chân máy tạo nên sự hài hòa giữa người sử dụng và thiết bị máy thủy bình hoặc toàn đạc, cho phép ghi lại những khoảnh khắc mà lẽ ra sẽ bị mất do sự bất ổn khi chụp ảnh cầm tay.
Cấu tạo của chân máy thủy bình/ máy toàn đạc và phân loại
Chân máy thường có hai loại là chân nhôm và chân gỗ. Về chân nhôm thường được làm bằng hợp kim nhôm Aluminium. Với thiết kế thon gọn tối ưu cho người dùng trong quá trình sử dụng cũng như di chuyển, dễ dàng tuỳ chỉnh chiều cao chân bằng cách vặn khóa chân.
Và với loại chân gỗ cũng tương tự được làm bằng loại gỗ cao cấp, bền bỉ, ổn định, với chất liệu gỗ sẽ nặng hơn nhôm nên kèm chân sẽ có dây vai thuận tiện di chuyển. Với hai khóa giúp tùy chỉnh ổn định máy dù trên địa hình gồ ghề. Giúp ích rất nhiều trong công tác đo đạc tạo ra kết quả đo chính xác.
Cấu tạo chân máy gồm:
- Mặt đế máy: có hình tương tự tam giác đều với vòng tròn giữa với bán kính khoảng 3cm.
- Khóa kẹp nhanh (Quick clamp) và ốc khóa chân máy (Twist lock): hỗ trợ người đo nâng hạ chân máy phù hợp với chiều cao người sử dụng, điều kiện địa hình đo hoặc theo yêu cầu đo nhờ vào 3 ốc khóa chân.
- Ốc nối dùng để kết nối giữa máy và chân.
- hanh ngang giữ ốc nối và máy ổn định trên chân máy.
- Bàn đạp chân máy với thiết kế hỗ người dùng trong cân bằng máy.
- Thông thường màu sắc sẽ có hai màu trắng (nhôm) và vàng (gỗ).
Ưu điểm của chân máy thủy bình/ toàn đạc
- Nâng cao độ chính xác kết quả đo. Độ chính xác là một yêu cầu luôn được quan tâm trong lĩnh vực trắc địa. Khi chân máy có thiết kế chắc chắn ổn định giúp máy đứng vững ở vị trí đo. Từ đó, máy không bị lung lay, làm tăng độ chính xác của kết quả đo.
- Chân máy có độ chắc chắn và nhẹ dễ dàng sử dụng hơn, người dùng có thể nhanh chóng ổn định máy và cân bằng máy. Với những kỹ sư trong lĩnh vực trắc địa hoặc đo đạc nói chung việc sử dụng chân máy sẽ mang lại sự chuyên nghiệp hơn trong quá trình làm việc, từ đó có thể tạo thêm sự tin cậy từ khách hàng về dịch vụ của công ty.
- Được làm từ chất liệu cao cấp, dù sử dụng trong môi trường khó khăn nắng gió, công trường những chân máy vẫn có thể bền bỉ qua nhiều năm sử dụng.
Mốt số lưu ý để lựa chọn chân máy phù hợp
Những hãng máy thủy bình và toàn đạc thường gặp như Trimble, Sokkia, Topcon, Leica, Nikon…
Để có thể lựa chọn được chân máy phù hợp, chính hãng, bạn nên chú ý một số điều như:
- Bạn nên xem xét về nhu cầu công việc, môi trường làm việc, loại máy mình đang sử dụng, sau đó hãy tìm hiểu kỹ về các loại chân máy, đảm bảo chân máy có thể phù hợp với thiết bị của bạn.
- Hiện nay trên thị trường có rất nhiều đơn vị cung cấp thiết bị, bạn nên lựa chọn nơi cung cấp uy tín để đảm bảo mua hàng chất lượng tốt và giá tốt
Tóm lại, chân máy thủy bình/ toàn đạc là một công cụ không thể thiếu khi sử dụng máy thủy bình hay toàn đạc, mang lại sự ổn định và linh hoạt cần thiết để cho kết quả đo với độ chính xác cao. Thiết kế đơn giản nhưng khéo léo của nó đã vượt qua thử thách của thời gian, phát triển để đáp ứng nhu cầu luôn thay đổi của người sử dụng. Khi công nghệ tiếp tục phát triển, chân máy vẫn không thay đổi, thích ứng với các phương tiện và thiết bị mới.
Liên hệ ngay Đất Hợp qua HOTLINE 0903 825 125 để tìm hiểu chi tiết về các loại chân máy cũng như đặt mua chân máy thủy bình, chân máy toàn đạc nhé!
>>> Xem thêm: Chân máy toàn đạc / Chân máy thủy bình