Bộ trưởng Bộ Xây Dựng đã ban hành Thông tư 04/2019/TT-BXD nhằm sửa đổi một số điều của Thông tư 26/2016/TT-BXD hướng dẫn về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng. Theo đó, nội dung các quy định mới về quan trắc công trình trong quá trình xây dựng được thay đổi sẽ được nêu trong bài viết dưới đây.
Bổ sung thêm Điều 15a, Điều 15b vào sau Điều 15 Thông tư số 26/2016/TT-BXD
Trong 2 hạng mục bổ sung là Điều 15a và Điều 15b thì Điều 15b là hạng mục có liên quan đến quan trắc công trình, bộ phận công trình trong quá trình thi công xây dựng. Cụ thể các nội dung bổ sung trong Điều 15b như sau:
1. Việc quan trắc công trình trong quá trình thi công xây dựng được thực hiện trong 2 trường hợp sau:- Quan trắc công trình theo quy định của thiết kế xây dựng, chỉ dẫn kỹ thuật và biện pháp thi công đã được các cơ quan liên quan phê duyệt.
- Quan trắc công trình khi công trình xuất hiện các dấu hiệu bất thường trong quá trình thi công, ví dụ như sụt lún, trượt lún, nghiêng hay nứt… Việc quan trắc công trình này nhằm mục đích đánh giá, xác định nguyên nhân gây ra bất thường để từ đó có biện pháp xử lý cũng như ngăn ngừa sự cố tái phát sinh trong quá trình thi công.
2. Đơn vị chịu trách nhiệm thực hiện công tác quan trắc này là nhà thầu thi công. Việc quan trắc trong quá trình thi công xây dựng công trình cần tuân thủ theo quy định tại Khoản 1 của Điều này và quy định của hợp đồng xây dựng. Tuy nhiên, chủ đầu tư của công trình xây dựng có thể lựa chọn nhà thầu quan trắc độc lập với nhà thầu thi công công trình để thực hiện một số công tác quan trắc cần thiết (nếu có nhu cầu đối chiếu số liệu với nhà thầu thi công).
3. Nếu nhà thầu thi công đang thực hiện công trình có sử dụng vốn của Nhà nước sẽ không cần quan trắc công trình trong trường hợp chủ đầu tư đã lựa chọn nhà thầu quan trắc độc lập với nhà thầu thi công xây dựng để thực hiện một số công tác quan trắc trong quá trình thi công xây dựng công trình, mà thay vào đó nhà thầu thi công sẽ sử dụng kết quả quan trắc độc lập theo thỏa thuận với Chủ đầu tư.
4. Đề cương quan trắc công trình trong quá trình thi công bao gồm các hạng mục như sau:
- Nội dung, tần suất và thời điểm quan trắc.
- Nhân lực, máy móc và thiết bị quan trắc.
- Mốc chuẩn được sử dụng để quan trắc.
- Quy trình thực hiện quan trắc.
- Quy định về nội dung báo cáo và đánh giá kết quả quan trắc.
5. Nhà thầu thi công xây dựng hay nhà thầu độc lập (gọi chung là nhà thầu quan trắc) được thuê để thực hiện quan trắc công trình có trách nhiệm:
- Lập đề cương quan trắc trình chủ đầu tư chấp thuận.
- Tổ chức thực hiện quan trắc theo đề cương được chấp thuận, sau đó lập báo cáo và đánh giá kết quả quan trắc.
6. Chủ đầu tư công trình có trách nhiệm:
- Chấp thuận đề cương quan trắc do nhà thầu quan trắc lập để làm cơ sở cho việc tổ chức thực hiện công tác quan trắc. Chủ đầu tư có thể yêu cầu các đơn vị liên quan kiểm tra đề cương quan trắc như nhà thầu tư vấn giám sát, nhà thầu thiết kế xây dựng công trình… hoặc thuê đơn vị tư vấn kiểm tra đề cương quan trắc của nhà thầu quan trắc trong trường hợp cần thiết trước khi đưa ra ý kiến chấp thuận.
- Tổ chức giám sát và đánh giá kết quả quan trắc của nhà thầu quan trắc. Quy định các trường hợp và yêu cầu nhà thầu thiết kế đánh giá, có ý kiến về kết quả quan trắc trong quá trình thi công xây dựng công trình.
- Yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng sử dụng kết quả quan trắc trong quá trình thi công xây dựng theo quy định của thiết kế xây dựng, chỉ dẫn kỹ thuật và biện pháp thi công đã được phê duyệt.
7. Nhà thầu thiết kế có trách nhiệm:
- Xem xét, kiểm tra đề cương quan trắc do nhà thầu quan trắc lập khi được chủ đầu tư yêu cầu, đảm bảo phù hợp với những nội dung quan trắc theo yêu cầu của hồ sơ thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật và biện pháp thi công.
- Đánh giá kết quả quan trắc đối với những nội dung quan trắc theo yêu cầu của hồ sơ thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật và các nội dung quan trắc khác trong quá trình thi công xây dựng công trình khi được chủ đầu tư yêu cầu.
8. Trong quá trình thực hiện quan trắc công trình và đánh giá kết quả quan trắc, nếu phát hiện số liệu quan trắc cho thấy công trình có nguy cơ sự cố hoặc có yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thi công xây dựng công trình thì nhà thầu quan trắc phải báo cáo ngay với chủ đầu tư bằng văn bản để có biện pháp xử lý kịp thời.
Trên đây là những nội dung thay đổi về quan trắc công trình trong quá trình thi công xây dựng. Bạn đọc có thể xem văn bản gốc của Bộ Xây Dựng TẠI ĐÂY.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp liên quan đến quan trắc công trình xây dựng cũng như cần tìm hiểu về các giải pháp phục vụ quan trắc công trình hiệu quả, hãy liên hệ ngay Đất Hợp qua HOTLINE 0903 825 125 để được hỗ trợ nhanh nhất nhé!
>>> Xem thêm: Giải pháp quan trắc, giám sát chất lượng cao