Trước tình hình biến đổi khí hậu, cũng như suy thoái môi trường và mất đa dạng sinh học ngày một gia tăng, khái niệm về “rừng phòng hộ” ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Vai trò của rừng phòng hộ là gì? Và làm thế nào để bảo vệ rừng phòng hộ? Hãy cùng Đất Hợp tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết dưới đây.

Vai trò chung của rừng

Đối với hệ sinh thái, rừng cung cấp môi trường sống tự nhiên cho nhiều loài động vật, thực vật khác nhau, giúp bảo vệ sự đa dạng của các loài động-thực vật, bảo vệ sự tồn tại của các loài quý hiếm, từ đó đảm bảo cân bằng hệ sinh thái trong sinh giới.

Đối với con người, rừng cũng đóng vai trò quan trọng như một lá phổi xanh của Trái Đất. Quá trình quang hợp của rừng giúp hấp thụ khí CO2 (Carbon Dioxide) và giải phóng khí O2 (Oxi) vào môi trường, tạo môi trường trong lành cho con người và động vật hô hấp. Điều này cũng góp phần đáng kể vào việc giảm thiểu sự gia tăng của lượng khí thải nhà kính vào khí quyển, từ đó hạn chế tốc độ diễn ra biến đổi khí hậu.

Rừng giúp hấp thụ khí CO2 (Carbon Dioxide) và giải phóng khí O2 (Oxi) vào môi trường.

Rừng giúp hấp thụ khí CO2 (Carbon Dioxide) và giải phóng khí O2 (Oxi) vào môi trường.

Không những thế, rừng còn được ví như một bộ lọc tự nhiên cho nguồn nước, giúp duy trì dòng chảy của sông và là nguồn cung cấp nước cho con người và động vật.

Ngoài ra, rừng còn có nhiều vai trò quan trọng khác như: Giúp giữ chặt đất đai bằng cách cản trở xói mòn và phong hóa đất; cung cấp dinh dưỡng cho đất; cung cấp nguồn lâm sản, nguồn thực phẩm, nhiên liệu và các dịch vụ sinh thái để phát triển kinh tế…

Vai trò của rừng phòng hộ

Hiểu đơn giản, rừng phòng hộ là rừng được trồng/tự nhiên với mục đích bảo vệ nguồn nước, đất, chống chịu và giảm thiểu các tác động của thời tiết như sạt lở, xói mòn, lũ, sa mạc hóa… góp phần vào bảo vệ môi trường, an ninh quốc phòng; phát triển kinh tế thông qua du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí… hay cung ứng dịch vụ môi trường rừng.

Rừng phòng hộ được phân thành nhiều loại khác nhau, mỗi loại có vai trò riêng, cụ thể như sau:

– Điều tiết nguồn nước (rừng phòng hộ đầu nguồn):

Được trồng ở những khu vực thuộc lưu vực của sông, hồ, rừng phòng hộ đầu nguồn đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết nguồn nước của sông, hồ vào mùa mưa để ngăn chặn lũ lụt xảy ra và cung cấp nguồn nước vào sông, hồ vào mùa khô. Bên cạnh đó, rừng phòng hộ đầu nguồn còn có chức năng bảo vệ đất (hạn chế xói mòn, bồi lấp đất) ở các lưu vực sông, hồ…

– Ngăn chặn gió, bão (rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay):

Rừng được trồng ở các vị trí giáp bờ biển, được ví như tấm khiên xanh khổng lồ để ngăn chặn gió, bão, cát bay để bảo vệ xóm làng, ruộng đồng và các tài sản công cộng.

Rừng phòng hộ ngăn chặn gió bão.

Rừng phòng hộ ngăn chặn gió bão.

– Ngăn sóng (rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển):

Rừng được trồng hoặc mọc tự nhiên ở cửa các con sông, có vai trò quan trọng trong việc ngăn tác động của sóng để bảo vệ các công trình ven biển.

– Điều hòa khí hậu, bảo vệ môi trường dân cư (rừng bảo vệ nguồn nước của cộng đồng dân cư):

Rừng được trồng xung quanh các khu vực có đông cư dân sinh sống hay khu công nghiệp, đô thị… có vai trò điều hòa khí hậu, giúp cung cấp bầu không khí trong lành cho con người hô hấp, bảo vệ không khí môi trường dân cư.

– Bảo vệ khu vực biên giới (rừng phòng hộ biên giới):

Rừng được trồng ở khu vực vành đai biên giới, được gắn với các điểm trọng yếu về quốc phòng, an ninh, giúp bảo vệ khu vực biên giới và an ninh quốc gia.

Biện pháp bảo vệ rừng phòng hộ

Rừng phòng hộ đóng góp nhiều vai trò quan trọng khác nhau vào đời sống con người, hệ sinh thái và an ninh quốc gia, do đó cần có những biện pháp để bảo vệ rừng phòng hộ trước những tác động tiêu cực của con người như khai thác gỗ trái phép, đốt rừng, sử dụng hóa chất độc hại lên rừng.

Dưới đây là một số biện pháp bảo vệ rừng phòng hộ:

– Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ rừng phòng hộ:

Bảo vệ rừng phòng hộ là trách nhiệm của cả cán bộ, doanh nghiệp và toàn bộ người dân. Do đó, các cơ quan ban ngành và các tổ chức cần tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục để người dân nâng cao ý thức bảo vệ rừng, đặc biệt là rừng phòng hộ, ngăn chặn các tác động xấu làm phá hoại rừng, suy giảm tài nguyên rừng.

– Nâng cao hiệu quả quản lý rừng phòng hộ của Nhà nước và các cơ quan:

Để nâng cao hiệu quả quản lý rừng phòng hộ của Nhà nước và các cơ quan, một số biện pháp đã được đưa ra như sau:

  • Làm rõ chức năng, nhiệm vụ của các cấp, các ngành về lâm nghiệp; xây dựng lực lượng kiểm lâm đủ mạnh để thực thi hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
  • Đẩy nhanh tiến độ đo đạc, điều tra, xây dựng hồ sơ quản lý, đánh mốc ranh giới các loại rừng trên bản đồ và thực địa để khắc phục và giải quyết dứt điểm các tình trạng tranh chấp và lấn chiếm đất rừng trái pháp luật.
  • Kiểm soát chặt chẽ các dự án phát triển kinh tế-xã hội, dự án quy hoạch có tác động tiêu cực đến diện tích/chất lượng rừng, đặc biệt là đối với rừng tự nhiên, rừng phòng hộ.
  • Có cơ chế quản lý, giám sát chặt chẽ các dự án chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, đặc biệt là các dự án khai thác khoáng sản, phát triển thủy điện, xây dựng các khu công nghiệp,…
  • Rà soát, đánh giá lại các kết quả thực hiện và hiệu quả kinh tế-xã hội-môi trường đối với các dự án cải tạo rừng tự nhiên, dự án chuyển đổi rừng sang trồng cao su hay sản xuất nông nghiệp.
  • Đẩy mạnh sự hợp tác, hội nhập quốc tế về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ. Thực hiện các cam kết quốc tế phù hợp với lợi ích quốc gia và thông lệ quốc tế. (Nguồn tham khảo: dangcongsan.vn)

Áp dụng công nghệ để quản lý rừng phòng hộ hiệu quả hơn

– Công nghệ GPS để đo đạc vị trí, tính toán chu vi và diện tích rừng:

Công nghệ GPS dùng trong quản lý rừng phòng hộ thường là những dòng máy GPS cầm tay có khả năng bắt các tín hiệu vệ tinh như GPS, Glonass… giúp các cán bộ kiểm lâm, ban quản lý rừng đo đạc vị trí, tính toán chu vi và diện tích rừng nhanh chóng, tiện lợi.

Ví dụ về một số dòng máy GPS cầm tay thường được sử dụng trong lâm nghiệp là: Etrex 22x, GPSMAP 65s, GPSMAP 79s,…

Máy định vị GPS cầm tay Garmin GPSMAP 79s được chuyển giao cho ban quản lý rừng phòng hộ.

Máy định vị GPS cầm tay Garmin GPSMAP 79s được chuyển giao cho ban quản lý rừng phòng hộ.

Ưu điểm khi sử dụng công nghệ GPS trong quản lý rừng phòng hộ là:

  • Cung cấp dữ liệu đo đạc nhanh chóng, độ chính đủ đáp ứng các yêu cầu về quản lý rừng.
  • Dữ liệu được lưu trữ tự động vào máy và có thể trút số liệu vào máy tính, thuận tiện cho tính toán, phân tích, quản lý.
  • Thiết bị nhỏ gọn, dễ sử dụng và mang theo, pin có thể đáp ứng tốt cho cả ngày làm việc.

– Công nghệ UAV để giám sát, quản lý tình trạng rừng:

Công nghệ UAV dùng trong quản lý rừng phòng hộ là những dòng máy bay không người lái được tích hợp các cảm biến camera chuyên dụng để quan sát, giám sát tình trạng rừng; hỗ trợ phòng cháy chữa cháy rừng; tìm kiếm cứu nạn, phản ứng khẩn cấp; và giám sát, quản lý rừng ban đêm…

Ví dụ về một số dòng máy bay không người lái thường được sử dụng trong quản lý rừng phòng hộ là: Autel EVO II Dual 640T Enterprise V3, DJI Mavic 3T

Máy bay không người lái được sử dụng trong quản lý rừng phòng hộ.

Máy bay không người lái được sử dụng trong quản lý rừng phòng hộ.

Khi diện tích rừng bị thu hẹp sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng như động-thực vật mất đi môi trường sống tự nhiên, lũ lụt xuất hiện nhiều hơn làm con người mất nhà cửa, ruộng vườn, ngập lụt xảy ra nhiều hơn… Do đó, công tác quản lý rừng phòng hộ cần được quan tâm và thực hiện hiệu quả hơn.

Liên hệ ngay Đất Hợp qua HOTLINE 0903 825 125 để được tư vấn chi tiết hơn về các công nghệ sử dụng trong quản lý rừng phòng hộ!

Xem thêm:

>>> Giá 4 dòng máy đo diện tích đất rừng cầm tay chính xác cao hiện nay!

>>> DJI Mavic 3T: Giải pháp trong công tác quản lý và bảo vệ rừng